Đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn không phải là tình trạng chung của phụ nữ trong giai đoạn hành kinh. Song, đây có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc phải vấn đề ảnh hưởng đến tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu khác.
Ở những phụ nữ có cơ địa bình thường, kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ mỗi tháng một lần. Một số cơn đau, chuột rút và khó chịu trong giai đoạn hành kinh là điều bình thường. Tuy nhiên, một số người phải gánh chịu những cơn đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn khiến họ phải nghỉ học hoặc nghỉ làm.
Có hai loại đau bụng kinh là thứ phát và nguyên phát. Ở trường hợp nguyên phát, cơn đau xảy ra trước và trong những ngày hành kinh. Nếu cơn đau bụng kinh dữ dội buồn nôn kéo dài dai dẳng, kể cả khi đã sạch kinh thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng đau bụng kinh thứ phát. Điều này xảy ra do bạn bị một vấn đề nào đó ảnh hưởng đến tử cung hoặc các cơ quan vùng chậu như bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
Nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn
Không phải lúc nào chúng ta cũng xác định được nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội và buồn nôn. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này là do yếu tố sinh lý nhưng cũng có những người bị đau do bệnh lý.
Nhóm đối tượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị đau bụng kinh dữ dội buồn nôn bao gồm:
– Dưới 20 tuổi;
– Hút thuốc lá;
– Bị chảy máu nhiều trong những ngày hành kinh;
– Rối loạn kinh nguyệt;
– Chưa từng sinh con;
– Dậy thì sớm;…
Ngoài ra, bị đau bụng kinh có thể là hậu quả của một vấn đề y tế tiềm ẩn, chẳng hạn như:
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Đây là tình trạng phổ biến, xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nó thường xuất hiện từ 1 – 2 tuần trước khi bạn có kinh. Sau đó, khi bạn hành kinh, những dấu hiệu này sẽ biến mất.
Bệnh lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh lý. Trong đó, tế bào niêm mạc tử cung phát triển ở các bộ phận khác trên cơ thể, thường là ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót trong khung chậu. Bệnh sẽ gây ra nhiều triệu chứng, trong đó có đau bụng kinh dữ dội buồn nôn.
U xơ tử cung
U xơ là khối u không chứa tế bào ung thư. Khối u có thể gây áp lực lên tử cung hoặc dẫn đến những cơn đau bất thường.
Bệnh viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu còn được xem là bệnh nhiễm trùng ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Bệnh thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra viêm ở cơ quan sinh sản và dẫn đến đau bụng kinh dữ dội.
Viêm ruột thừa
Đây là tình trạng hiếm gặp. Niêm mạc tử cung phát triển thành cơ của tử cung gây viêm và đau đớn.
Hẹp tử cung
Mặc dù đây là nguyên nhân gây đau bụng kinh dữ dội buồn nôn không phổ biến nhưng các bác sĩ không loại trừ khả năng này. Khi đó, cổ tử cung của bạn quá nhỏ hoặc hẹp đến mức làm chậm dòng chảy kinh nguyệt, gây ra sự gia tăng áp lực bên trong tử cung, từ đó gây đau.
Đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn nên làm gì?
Đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn nên làm gì để không bị kiệt sức, mất năng lượng hoặc gián đoạn những hoạt động sống là thắc mắc của rất nhiều chị em. Một số cách dưới đây có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng này tại nhà:
– Chườm túi nhiệt trên vùng xương chậu hoặc lưng của bạn;
– Massage bụng;
– Tắm nước ấm;
– Tập thể dục nhẹ nhàng;
– Ăn thực ăn dễ tiêu, bổ dưỡng. Bạn nên ưu tiên nhóm thực phẩm chứa nhiều omega-3, canxi, magie và các loại vitamin E, B1, B6.
– Thực hành các kỹ thuật thư giãn hoặc tập yoga;
– Dùng thuốc chống viêm theo hướng dẫn của người có chuyên môn y tế vài ngày trước khi hành kinh;
– Uống trà gừng để ấm bụng và giảm cảm giác buồn nôn.
Chị em bị đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn có thể sẽ thấy ổn hơn nếu nằm với tư thế nâng cao chân hoặc nằm cong người, co đầu gối lại.
Khi cơn đau của bạn trở nên quá nghiêm trọng khiến cơ thể bị kiệt sức và thường xuyên làm gián đoạn các hoạt động sống, hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, nhất là khi thấy các biểu hiện sau đây:
– Đau liên tục sau khi đặt vòng tránh thai;
– Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn liên tiếp trong 3 chu kỳ kinh nguyệt;
– Ra máu đông;
– Chuột rút kèm theo tiêu chảy, buồn nôn và nôn;
– Đau vùng chậu kể cả khi không hành kinh.
XEM THÊM: Nên làm gì khi bị đau bụng kinh TẠI ĐÂY!
Đau bụng kinh dữ dội uống thuốc gì?
Vì có nhiều yếu tố khiến bạn bị đau bụng kinh nên nếu được hỏi đau bụng kinh uống thuốc gì, bác sĩ cũng sẽ dựa theo từng nguyên nhân cụ thể để được kê đơn.
Nếu cơn đau không phải xảy ra do bệnh lý nghiêm trọng, bạn chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi hoặc áp dụng các liệu pháp khắc phục thay thế, bổ sung những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Đây cũng là xu hướng chung được nhiều chuyên gia đầu ngành đánh giá cao nhờ tính an toàn và hiệu quả bền vững.
XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện tình trạng đau bụng kinh của chị Phạm Thanh Thanh Nga (ở Nha Trang, Khánh Hòa – SĐT: 097 701 7676) TẠI ĐÂY.
—————-
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX – Giúp khí huyết lưu thông (*)
Phụ Lạc Cao EX thành phần chứa: N-Acetyl L cysteine, cao đan sâm, cao đương quy, cao hương phụ, cao nga truật, cao sài hồ bắc hỗ trợ lưu thông khí huyết; hỗ trợ giảm triệu chứng: Đau bụng kinh; bế kinh, kinh nguyệt không đều.
Đối tượng sử dụng: Phụ nữ tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều, đau tức vùng bụng, hông trong kỳ kinh.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Trương Phương Đài / HELLO BACSI
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Nguồn: Hello Bác sĩ
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét