Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?

Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?



Đứa trẻ trước đó một giây đã khóc, giây sau đứa trẻ lại cầu xin một cái ôm







Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?











Một nhà giáo dục người Mỹ đã từng làm một thí nghiệm, chia những đứa trẻ trong trại trẻ mồ côi thành hai nhóm, một nhóm giao cho những người chăm sóc đóng vai là các bà mẹ, thường xuyên trò chuyện và ôm ấp trẻ. Nhóm trẻ em còn lại chỉ có cơm ăn, áo mặc và những vật dụng cần thiết hàng ngày. 


Sau 20 năm theo dõi, cho thấy những đứa trẻ ở nhóm thứ nhất phát triển trí tuệ rất tốt, hầu hết đều có cuộc sống thành công về sau. Trong khi đó, nhóm trẻ thứ 2 sống khép kín và khả năng thành công có thể giảm đi khi trưởng thành.  


Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên được ôm sẽ khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần, trong khi những đứa trẻ thường xuyên bị từ chối sẽ mang cảm giác bất an, và cảm giác này có thể đi cùng trẻ trong suốt cuộc đời.


Một số cha mẹ nghĩ rằng con mình trở nên mạnh mẽ và độc lập, bằng cách từ chối cái ôm khi đối mặt với việc con khóc. Tuy nhiên, hãy thử tưởng tượng một đứa trẻ không nhận được sự an ủi, yêu thương từ người thân yêu nhất trong hoàn cảnh bơ vơ nhất thì thật đáng thương biết bao nhiêu? 


Vì vậy, khi trẻ muốn được ôm, cha mẹ hãy phản hồi tích cực, có thể bế trẻ lên, lau nước mắt, vỗ về nhẹ nhàng để an ủi. Một trái tim mạnh mẽ phải được tình yêu làm chỗ dựa và hậu thuẫn, có như vậy tình yêu thương mới khiến trẻ trở nên mạnh mẽ và can đảm tiến về phía trước.



Thực tế, những ai có con đều biết rằng tình trạng này rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong một số trường hợp, người mẹ càng từ chối, tỏ thái độ giận giữ thì đứa trẻ càng muốn được ôm ngay, không thể buông.


Hành vi của đứa trẻ có vẻ như đang mâu thuẫn, trước đó đang khóc, giây sau đã muốn ôm. Trên thực tế, điều này xuất phát từ 4 nguyên nhân chính sau.


Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?


Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?


Trẻ tin tưởng vào cha mẹ


Bản chất của trẻ nhỏ là ham chơi, tò mò và thích khám phá, trong quá trình nuôi dưỡng không ít lần cha mẹ phải thay trẻ giải quyết một số rắc rối. Đặc biệt vào giai đoạn đứa trẻ bắt đầu trở nên nổi loạn, khao khát muốn thể hiện cái tôi. 


Một số cha mẹ lo lắng rằng việc chiều chuộng sẽ khiến trẻ hư thêm. Vậy nên thường áp dụng một số hình phạt chưa phù hợp như thường xuyên la mắng, tỏ thái độ giận giữ, nhốt con vào phòng, lấy đi đồ chơi yêu thích, thậm chí đánh đòn hay đối xử với trẻ bằng một bộ mặt lạnh tanh.


Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?


Người mẹ càng từ chối, tỏ thái độ giận giữ thì đứa trẻ càng muốn được ôm ngay, không thể buông.


Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ chúng ta dễ dàng nhận thấy, dù là khi đứa trẻ bị cha mẹ la mắng thậm tệ hay bị trừng phạt bằng đòn roi, dù trước đó trẻ có lăn ra ăn vạ hay khóc lóc thảm thiết, nhưng ngay sau đó nó lại trở nên ngoan ngoãn và chỉ khao khát nhận được nụ hôn và những cái ôm ấm áp của cha mẹ.


Khả năng phán đoán và hành vi của trẻ nhỏ còn hạn chế, nhiều việc phụ thuộc vào người lớn, nếu khi khóc trẻ chủ động lao vào vòng tay của cha, chứng tỏ cha mẹ là người mà trẻ tin tưởng nhất. Đặc biệt là người mẹ, vị trí của họ trong tâm trí những đứa trẻ thường không thể thay thế.


Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?


Cảm giác an toàn của trẻ không đủ


Trên thực tế, tiếng khóc là tín hiệu để trẻ cần được giúp đỡ và trẻ được ôm là để được bảo vệ. Khi mẹ ôm bé vào lòng, bé có thể cảm nhận được mùi, nhiệt độ, nhịp tim và giọng nói của mẹ,… và có thể nhanh chóng được dỗ dành, lấy lại cảm giác an toàn.


Khi trẻ bị chỉ trích, những biểu hiện giận dữ, hay lời nói lạnh lùng, gắt gỏng của cha mẹ có tác động lớn đến tâm lý của trẻ, lúc này nếu trẻ đưa tay ra ôm mà không được đáp lại, điều này có thể khiến bé lo lắng rằng sẽ bị bỏ rơi, không được tiếp tục quan tâm.  Vì vậy, bé càng muốn được mẹ ôm vào lòng và có được cảm giác an toàn.


Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?


Khả năng phán đoán và hành vi của trẻ nhỏ còn hạn chế, nhiều việc phụ thuộc vào người lớn, nếu khi khóc trẻ chủ động lao vào vòng tay của cha, chứng tỏ cha mẹ là người mà trẻ tin tưởng nhất.


Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?


Mẹ ơi, mẹ còn yêu con không?


Trẻ nhỏ thông qua tiếng khóc và những hành động yếu đuối khác, trẻ sẽ nhận được sự quan tâm của bố mẹ nhiều hơn. Đó là bản năng của đứa trẻ ngay từ khi mới lọt lòng.


Việc đứa trẻ cần một cái ôm cũng là một phép thử xem mẹ có còn yêu mình không. Bởi mẹ Mẹ bao giờ cũng là người gần gũi và yêu thương bé nhất từ khi lọt lòng. Từ việc bú sữa mẹ để lớn lên đến việc mẹ luôn là người chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ trong suốt thời thơ ấu lâu dài cho bé, em bé đã phát triển sự phụ thuộc sâu sắc vào người mẹ.


Lúc này bé cần mẹ yêu thương để bình tĩnh lại. Vì vậy, trong tiềm thức hầu hết mọi đứa trẻ sẽ thích và được mẹ yêu thương, chiều chuộng hơn.


Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?


Việc đứa trẻ cần một cái ôm cũng là một phép thử xem mẹ có còn yêu mình không.


Đứa trẻ trước đó đang khóc hư, giây sau đã muốn ôm, bố mẹ lúc này có nên mềm lòng?


Thể hiện sự yếu đuối và thừa nhận sai lầm


Về cơ bản từ 6 tháng tuổi, trẻ có thể có một mức độ phán đoán nhất định về hành vi của chính mình. Nhưng trẻ lúc này vẫn chưa biết dùng khả năng phán đoán chủ quan của mình mà gián tiếp cảm nhận cảm xúc của mẹ để kiểm chứng xem mình làm như vậy có đúng không. 


Nếu mẹ tức giận, đứa trẻ biết rằng bà mẹ sẽ khó chịu khi làm như vậy. Vì vậy, việc mong muốn một cái ôm cũng là một cách thừa nhận lỗi lầm và thể hiện điều tốt với mẹ, mong nhận được sự tha thứ từ mẹ.






Nếu không kiềm chế được cảm xúc với con – Đây là điều cha mẹ cần xem xét trước khi giận dữ


Hôm nọ, gia đình tôi ngồi xem lại các video đã quay khi con còn nhỏ sau giờ cơm tối. Mấy đứa nhỏ rất hứng thú khi thấy những hình ảnh thời bé xíu. Tôi thì thấy nuối tiếc những gì đã qua. 


Trong video, cô nhóc 2 tuổi đã khóc mãi vì không muốn đi ngủ dù đã díp mắt, hay hai anh em giành nhau chiếc vỏ hộp sau khi cùng ăn một hộp kem… Đôi lần tôi đã không kiểm soát được cảm xúc mà giận dữ với con. Đến giờ, tôi không nhớ cụ thể chuyện gì đã diễn ra, nhưng các con vẫn luôn nhớ cảm xúc khi bị mẹ giận.


Khi xem tới đoạn video trong công viên, con gái tôi Hana chỉ tay lên màn hình: “Ở chỗ này có con chó dễ thương lắm, mẹ đã giận Hana vì nó”. Tôi kinh ngạc bởi sự hồi tưởng của con. Chuyện đã xảy ra cách hơn một năm, khi Hana chỉ mới lên 2.


Cha mẹ thường mắc sai lầm và giận dữ với trẻ vì nghĩ trẻ con dễ quên. Nhưng thực tế không phải vậy. Theo một chuyên gia hàng đầu về trí nhớ thời thơ ấu, đứa con 2 tuổi của bạn có thể không nhớ lại lần đầu tiên bên tách trà, nhưng trẻ sẽ giữ lại một loại ký ức khác, bí ẩn hơn và tồn tại suốt đời.


Trẻ em ghi nhớ những điều khác với người lớn


Người lớn có thể nghĩ về những kỷ niệm dưới dạng phân loại, từ nhà hàng tuyệt vời mà họ đến trong tuần trăng mật cho đến lần đầu tiên hẹn hò. Tuy nhiên, Nora Newcombe – Tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học Temple – đồng giám đốc Phòng thí nghiệm Trẻ sơ sinh & Trẻ em Hoa Kỳ cho rằng trí nhớ không chỉ là một bức tranh tinh thần: “Một trong những đóng góp lớn của tâm lý học và khoa học thần kinh trong vài thập kỷ qua là giải nén ký ức thành nhiều loại khác nhau”, bà nói.


Giáo sư Newcombe giải thích có hai loại là bộ nhớ rõ ràng và bộ nhớ ngầm. Cả hai đều là những phân khu của trí nhớ dài hạn và bắt đầu phát triển từ 2 tuổi rưỡi.


Trí nhớ rõ ràng có ý thức và cụ thể về thời gian và địa điểm, sự việc…, theo từng sự kiện.  


Ký ức ngầm không phải về các sự kiện cụ thể. Đó là hồi ức về cảm xúc vô thức của con người. Ký ức này tạo ra thế giới quan, cách nhìn nhận cuộc sống và nhìn nhận bản thân mình của trẻ.


Trẻ mới biết đi có thể không nhớ lại những chi tiết cụ thể của một chuyến du lịch gia đình hoặc sự kiện đặc biệt, nhưng chúng mang cảm xúc của những cuộc phiêu lưu đó trong suốt cuộc đời. Cha mẹ nên ghi nhớ thông điệp này để có thể giữ chuẩn mực khi giao tiếp với con. 


Nếu cảm thấy giận dữ – Xin hãy đợi


Thật khó để không giận dữ với những điều không tưởng xảy ra hàng ngày, nhưng trước khi giận dữ cha mẹ cần xem xét lại thực tế: Bạn muốn dạy con điều gì? Con có học được điều đó nếu bạn giận dữ? Con sẽ cảm thấy thế nào? Có cách giải quyết nào khác không? Khi nói chuyện với những người mẹ khác, tôi luôn thành thật mình cũng không tránh khỏi những lần giận con. Nhưng tôi luôn cố gắng tự rèn mình bằng cách trả lời các câu hỏi đó.


Tôi luôn tâm niệm con cũng là con người thực thụ. Tôi đối xử tử tế với con theo cách tương tự những mối quan hệ xã hội của chính mình. Sự tôn trọng này giúp tôi giữ được khoảng cách nhất định mà không làm con tổn thương. 


Nếu hôm nay bạn đã lỡ giận dữ con mình, hãy ôm con vào lòng, cùng xem lại các video mà bạn đã quay khi con còn nhỏ. Bạn sẽ nhận ra con vẫn còn nhỏ bé thế nào. Bạn có thể sẽ hối tiếc như tôi vì những lần xử lý tình huống không êm đẹp, mà nguyên nhân sâu xa đôi khi là kỳ vọng vào đứa con mới 2,3 tuổi.


Nếu xem việc không giận dữ với con là một loại thành công, hôm nay bạn đã thành công hay thất bại? Hay cố gắng để ngày mai trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. 


Ôm cô con gái Hana vào lòng, tôi chợt nhớ tới câu nói của Malik Faisal: “Cuộc sống mang đến những giọt nước mắt, những nụ cười và những kỷ niệm. Những giọt nước mắt sẽ khô héo, những nụ cười sẽ nhạt nhòa, nhưng những kỷ niệm thì còn mãi.


Hà My Ihara









Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét