6 dấu hiệu chứng tỏ bạn không được lòng sếp và cách lật ngược tình thế

6 dấu hiệu chứng tỏ bạn không được lòng sếp và cách lật ngược tình thế



Bên cạnh năng lực chuyên môn thì cảm tình, sự tin tưởng của sếp dành cho bạn là một trong những yếu tố quyết định khả năng thăng tiến. Dưới đây là 6 dấu hiệu cho thấy sếp của bạn không thích bạn và bạn cần làm gì để giải quyết vấn đề đó.



1. Bạn “được” quản lý từng li từng tí




6 dấu hiệu chứng tỏ bạn không được lòng sếp và cách lật ngược tình thế


Sếp của bạn luôn kiểm tra công việc của bạn dù chưa đến hạn, chỉ ra từng chi tiết dù nhỏ và bạn hoàn toàn có thể thấy được. Dường như, sếp của bạn không tin rằng bạn có thể làm tốt công việc của mình.


Bạn nên làm gì?


Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng sếp của bạn không đối xử với tất cả mọi người theo cách này. Nếu họ luôn làm như vậy với bất kỳ ai, điều đó chứng tỏ vấn đề hoàn toàn không liên quan đến bạn mà chỉ nằm ở kỹ năng quản lý kém.


Song nếu điều đó chỉ là với riêng bạn, hãy tự hỏi mình xem bạn đã làm gì thể hiện sự thiếu tự tin chưa. Bạn có thiếu trách nhiệm hay mắc lỗi nghiêm trọng không?


Nếu câu trả lời là có, những gì sếp bạn đang làm là đúng đắn bởi cuối cùng thì công việc của họ là đảm bảo mọi thứ hoàn thành tốt. Nếu câu trả lời là không, hãy hỏi cấp trên của bạn xem điều gì ở bạn khiến họ cảm thấy không thể tin tưởng và làm thế nào để bạn có thể tự chủ hơn.


Hãy thử đề xuất các cách để cấp trên có thể theo dõi tiến độ công việc như báo cáo hàng tuần hoặc các cuộc họp định kỳ. Nếu sếp bạn vẫn một mực gạt đi, hãy hỏi xem liệu họ có sẵn sàng trao cho bạn nhiều quyền tự chủ hơn trong một dự án cụ thể và xem kết quả thế nào.


2. Bạn bị từ chối ngay đề nghị tăng lương mà không cần giải thích


Việc từ chối đề nghị tăng lương của bạn không phải là dấu hiệu của vấn đề vì có thể còn có những lý do khác không liên quan đến bạn như ngân sách công ty hạn chế. Tuy nhiên, nếu sếp thực sự coi trọng bạn, họ sẽ giải thích lý do vì sao không thể tăng lương cho bạn và thời điểm trong tương lai có thể thực hiện điều đó.



Bạn nên làm gì?


Hãy chủ động hỏi những câu như: “Tôi cần làm gì để có thể được tăng lương vào lần tới?” Một người sếp tin tưởng vào giá trị của bạn, muốn giữ bạn lại sẽ sẵn sàng nói chuyện cụ thể với bạn về những gì bạn cần làm. Nếu điều đó không xảy ra, có lẽ đến lúc bạn suy nghĩ về việc có nên tiếp tục công việc này hay không.


3. Bạn không thể thu hút sự chú ý của cấp trên




6 dấu hiệu chứng tỏ bạn không được lòng sếp và cách lật ngược tình thế








Bạn thấy sếp thường xuyên hủy các cuộc họp của mình, quên trả lời các cuộc gọi và email? Dường như bạn không hề xuất hiện trong danh sách ưu tiên của họ?


Bạn nên làm gì?


Bạn cần xác định xem cấp trên của bạn đối xử với tất cả mọi người đều như vậy hay chỉ làm thế với mình bạn. Nếu bạn nhận ra mình đúng là người ít được chú ý, ưu tiên, hãy tìm cách trò chuyện với sếp và chủ động xin cơ hội trò chuyện thường xuyên hơn.


Bạn cũng có thể quyết đoán hơn, chủ động nhắc nếu sếp bạn đã lỡ một cuộc họp với bạn: “Chúng ta đã không có cơ hội gặp nhau hôm qua. Sáng nay, bạn có thể dành vài phút để nói chuyện không?”


4. Bạn bị quên trong các cuộc họp quan trọng


Bạn biết rằng sếp đã gặp đồng nghiệp để bàn luận về dự bán bạn tham gia khi không có mặt bạn ở đó? Và sau đó bạn được biết vốn dĩ quyết định lẽ ra phải có bạn đóng góp ý kiến ​​đã được đưa ra từ trước?


Bạn nên làm gì?


Hãy liên hệ trực tiếp với cấp trên của bạn để giải quyết vấn đề. Nhưng bạn thực sự cần đến sự khéo léo thay vì buộc tội người khác. Bạn có thể nói rằng: “Tôi muốn được tham gia vào cuộc họp sáng nay vì tôi là người đang làm việc hàng ngày với họ. Tôi nhận ra gần đây mình đã bị lỡ một số cuộc họp cần thiết. Tôi có thể làm gì để đảm bảo rằng mình là một phần của các cuộc sắp tới?”


5. Sếp liên tục chỉ trích công việc của bạn


6 dấu hiệu chứng tỏ bạn không được lòng sếp và cách lật ngược tình thế


Chúng ta đều không tránh khỏi những lúc phải nhận lời chỉ trích song nếu cấp trên của bạn thường xuyên và gay gắt khi nói về các vấn đề trong công việc của bạn, dường như không có gì bạn làm khiến sếp hài lòng, đó là một dấu hiệu thực sự cần quan tâm.


Bạn nên làm gì?


Trước mắt, hãy dồn sức lực, tập trung cho công việc để đạt được kết quả tốt hơn. Bạn có thể chủ động nói chuyện với sếp để biết rõ về kỳ vọng của sếp với dự án này và gửi cho sếp một bản ghi chú về việc cả hai đã thống nhất với nhau. Điều này sẽ đảm bảo bạn đang hiểu đúng ý sếp mình.


Đừng ngại chủ động đặt ra câu hỏi về điều gì bạn làm khiến sếp chưa hài lòng và làm sao để bạn có thể cải thiện điều đó. Nếu bạn đã nỗ lực nhiều và cấp trên phủ nhận mọi sự cố gắng, không thích cả bạn và công việc của bạn, có lẽ bạn nên cho mình cơ hội đến một nơi khác trân trọng mình hơn.


6. Việc bạn đi hay ở, sếp dường như không quan tâm


Những ông chủ thông minh sẽ cố gắng hết sức để giữ một nhân viên mà họ thực sự coi trọng. Nhưng họ sẽ không phản đối khi một nhân viên mà họ không quan tâm nhiều muốn rời đi.


Bạn nên làm gì?


Nếu sếp của bạn không đánh giá cao bạn, bạn sẽ ít có khả năng nhận được những lời khuyên, đề nghị tăng lương hay cơ hội để phát triển chuyên môn. Bạn cũng có thể sẽ phải đứng đầu danh sách ngay khi công ty cần giảm biên chế, sa thải nhân sự.


Nếu sếp của bạn không quan tâm đến việc bạn ở lại hay ra đi, điều đó thực sự không tốt cho sự nghiệp của bạn. Hãy tính toán cho điều đó vào nghĩ xem khi nào là phù hợp cho bước tiếp theo của mình.







Theo Bảo Anh. (Theo themuse) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét