Trong những gia đình có cha mẹ thiên vị, những trẻ được ưu ái sẽ ồn ào và dễ quấy khóc hơn, điều này sẽ giúp các bé thu hút sự chú ý của cha mẹ.
Giáo sư Li Meijin, một chuyên gia về tâm lý trẻ em ở Trung Quốc, từng nói: “Những khuyết điểm và hành vi xấu của trẻ em thường là do cách giáo dục không đúng của cha mẹ”. Nói cách khác, hành vi và cách cư xử của trẻ em, bao gồm cả việc trẻ có thể hiếu thảo với cha mẹ hay không,… thường phụ thuộc vào sự giáo dục từ gia đình khi còn nhỏ.
Đặc biệt, trong các gia đình có từ 2 con trở lên, sự khác nhau trong cách cha mẹ đối xử, giáo dục các con sẽ ảnh hưởng đến tính cách của từng bé. Nếu cha mẹ thể hiện sự thiên vị giữa các con sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tinh thần và tâm lý của trẻ. Không chỉ gây rạn nứt tình cảm gia đình mà sự thiên vị của cha mẹ còn làm xấu đi hành vi sau này của con.
Chị Lục, một bà mẹ trẻ sống ở Hàng Châu, Trung Quốc, đang có 2 con gái là bé Miao Miao (con gái lớn) và Meng Meng (con gái nhỏ). Gần đây, chị Lục cảm thấy vô cùng khó hiểu vì cô con gái lớn Miao Miao của mình vốn là một em bé rất ngoan ngoãn và vâng lời, bỗng nhiên trở nên “nổi loạn”.
Vì hiện tại, Miaomiao đã 8 tuổi, còn cô con gái nhỏ Meng Meng chỉ mới 3 tuổi nên chị Lục thường sẽ tập trung chăm sóc con gái út nhiều hơn. “Khi Mengmeng khoảng 1-2 tuổi, Miao Miao có thể giúp tôi dỗ Meng Meng. Tuy nhiên, dạo gần đây, Miao Miao bắt đầu tỏ ra không thích em gái mình”. Chị Lục chia sẻ.
Mỗi lần nói về mối quan hệ giữa hai cô con gái và những thay đổi ở Miao Miao, chị Lục đều thở dài. Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ lại, nhớ lại thái độ bình thường của chị và chồng đối với hai con, chị Lục dường như đã hiểu ra vấn đề.
Sự thay đổi của Miaomiao khiến vợ chồng chị Lục lo lắng. (Ảnh minh họa)
Trước khi sinh bé thứ hai là Meng Meng, chị Lục luôn xem con gái Miao Miao là tất cả, mọi vấn đề của con gái đều được chị đặt lên hàng đầu, từ việc chuẩn bị những bữa ăn bổ dưỡng cho con hay chơi với con vào các ngày trong tuần. Nhưng kể từ khi Meng Meng được sinh ra, sự chú ý của vợ chồng chị Lục đã bị phân tâm vào cô con gái mới sinh.
Miao Miao vốn là một bé rất ngoan ngoãn và vâng lời, bắt đầu biếng ăn, khi bị cha mẹ la, cô bé ngay lập tức khóc lóc và “ăn vạ”: “Con sẽ không đi học nữa”.
Không những thế, trước đây Miao Miao đã từng rất ngoan ngoãn chờ đợi cha mẹ ở cổng trường đến nửa tiếng sau tan học, giờ, cô bé cũng bắt đầu mất bình tĩnh, không chịu đợi cha mẹ nữa. Điều này khiến vợ chồng cô Lục phải dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để dỗ Miao Miao.
Thực tế, điều này được đã được nghiên cứu. Nhà tâm lý học trẻ em Jean Piaget đã tiến hành một cuộc khảo sát với 200 gia đình có con nhỏ và phát hiện ra rằng những trẻ được quan tâm nhất trong gia đình không phải là các bé ngoan ngoãn, mà là các bé hay khóc và hành động lém lỉnh và có thể thu hút sự quan tâm của người lớn. Vì nếu cha mẹ không thực hiện đúng ý muốn của các bé này, các bé sẽ càng “ăn vạ” hơn.
Vậy cha mẹ nên làm thế nào để đối xử cân bằng khi trong gia đình có từ 2 con? Các chuyên gia đã chỉ rõ vẫn đề này cũng như những cách mà cha mẹ có thể tham khảo để thêm gắn kết trong gia đình, tránh xuất hiện tâm lý thiên vị, đối xử không công bằng giữa các con.
Trẻ được “ưu ái” nhất không phải là trẻ ngoan, mà là những bé có tính cách này, lý do rất thực tế
Theo một cuộc khảo sát với dữ liệu lớn, trong các gia đình có từ 2 con, 95% cha mẹ sẽ có xu hướng thiên vị, chỉ 4,5% biết cách đối xử bình đẳng giữa các con.
Trong khi đó, Michele Levin, nhà trị liệu tâm lý gia đình cho biết rằng tình trạng cha mẹ yêu thích và thiên vị một trong những đứa con là rất phổ biến, thậm chí có khi bản thân người làm cha làm mẹ chưa hề nhận ra nhưng những đứa con khác lại sớm phát hiện được điều này.
Sự thiên vị con cái này không hẳn phải rõ ràng như kiểu chỉ mua đồ chơi cho bé này mà không mua cho bé kia, dành đồ ăn ngon cho riêng một bé mà đôi khi chỉ vì một vài ứng xử không khéo léo của cha mẹ đã có thể khiến các nghĩ rằng mình đang bị cho ra rìa, không được cha mẹ yêu thương.
Trong những gia đình có cha mẹ thiên vị, những trẻ được ưu ái sẽ ồn ào và quấy khóc hơn, điều này sẽ giúp các bé thu hút sự chú ý của cha mẹ.
Trong những gia đình có cha mẹ thiên vị, những trẻ được ưu ái sẽ ồn ào và quấy khóc hơn, điều này sẽ giúp các bé thu hút sự chú ý của cha mẹ. Vì vậy, nhiều cha mẹ thường có xu hướng quan tâm và giáo dục những trẻ không nghe lời, có xu hướng đối đầu với cha mẹ và không muốn chịu thiệt thòi.
Thông thường, đối với những bé ở nhà ngoan ngoãn và làm theo những điều mà cha mẹ bảo, cha mẹ sẽ có xu hướng tiếp tục sai bảo và lấn át con.
Trong khi đó, đối với những bé có phần cứng đầu, thích làm trái ý cha mẹ, không chịu thiệt thòi, cha mẹ sẽ có phần nhường nhịn. Bởi vì các bé này sẽ không dễ dàng để giáo dục nên thường sẽ được cha mẹ bao dung và ưu ái hơn.
Cha mẹ của các gia đình có từ 2 con phải chú ý đến những khía cạnh nào khi giáo dục con cái?
Theo các cuộc khảo sát dữ liệu lớn đối với những người sống trong những gia đình có cha mẹ thiên vị giữa các con, sự phát triển lành mạnh về tâm lý sẽ phần nào bị ảnh hưởng.
Vì vậy, cha mẹ phải điều chỉnh tâm lý và chú ý sử dụng các phương pháp giáo dục khoa học, hợp lý khi nuôi dạy con cái.
Khen ngợi các con đúng cách
Nhà trị liệu tâm lý Satya từng nói: “Cha mẹ có thể khám phá và nhận ra những ưu điểm của con mình, điều này có thể khiến trẻ tự tin hơn.”
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên tôn trọng những thế mạnh, ưu điểm riêng biệt của mỗi bé và khen ngợi các con để giúp trẻ tự tin hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng không nên chỉ khen ngợi riêng một bé trước mặt các con còn lại.
Điều này có thể dễ dàng khiến các bé không được khen có suy nghĩ rằng mình kém cỏi, không được yêu thương như anh, chị, em trong nhà.
Khi chị em trong gia đình có mâu thuẫn, cha mẹ cần công bằng, không thiên vị bất kỳ bé nào. Cha mẹ nên làm rõ các con sai ở đâu, vì sao sai và việc làm đó có ảnh hưởng như thế nào để các con hiểu rõ.
Phân xử công bằng khi có mâu thuẫn giữa các con
Khi có mâu thuẫn xảy ra giữa các con, nhiều cha mẹ thường có xu hướng bao che, xí xóa cho các bé nhỏ hơn với ly do “em còn nhỏ”. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không công bằng giữa các con, càng ngày mâu thuẫn càng lớn sẽ xuất hiện giữa các con.
Vì vậy, cha mẹ cần công bằng, không thiên vị bất kỳ bé nào. Cha mẹ nên làm rõ các con sai ở đâu, vì sao sai và việc làm đó có ảnh hưởng như thế nào để các con hiểu rõ. Nếu giữa con cái chỉ là những cuộc cãi vã không đáng kể, cha mẹ cũng có thể giao việc đó cho con cái tự giải quyết.
Thường xuyên trò chuyện với các con
Điều cuối cùng là chú ý duy trì sự giao tiếp, trao đổi thường xuyên với từng trẻ. Trò chuyện thường xuyên với con sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ những điều trong lòng trẻ. Nếu trẻ đã hiểu sai ý cha mẹ về việc thiên vị hay yêu anh, chị em hơn, cha mẹ nên giải thích cho con kịp thời để tránh gây hiểu lầm cho con.
Giáo sư Li Meijin đã đề cập nhiều lần trong bài giảng của mình rằng cha mẹ không được phiến diện, thiên vị khi giáo dục con cái. Điều này không chỉ làm tổn thương tâm hồn của những bé không được quan tâm mà còn có tác động tiêu cực đến những bé được ưu ái, vì sẽ khiến các bé này nảy sinh những hành vi xấu như phụ thuộc quá mức vào cha mẹ.
Trò chuyện thường xuyên với con sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ những điều trong lòng trẻ.
Trong khi đó, tiến sĩ Shelly Vaziri Flais cho biết rằng một khi đứa trẻ nhận thức được rằng mình ít được yêu thích trong gia đình thường sẽ bị tổn thương lòng tự trọng. Và những đứa trẻ này sẽ dễ có hành vi sai quấy hơn khi bước vào độ tuổi trưởng thành.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ tự nhận mình là người ít được yêu thích nhất trong gia đình có khả năng cao sử dụng các chất kích thích và “nổi loạn” những năm tuổi thiếu niên.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét