Cha mẹ cần chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ dưới 1 tuổi và cần tránh nêm nhiều gia vị vào thức ăn của con.
Một số cha mẹ có thói quen tự chế thức ăn cho con theo thói quen ăn uống của mình, tuy nhiên điều này không được cá chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Hệ tiêu hóa của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện liên tục, hệ thống lá lách và dạ dày của trẻ có thể được phát triển và hoàn thiện vào khoảng hai tuổi.
Quan trọng hơn, não bộ của bé cũng đang trong thời kỳ phát triển nhanh chóng, cũng là lúc cơ thể đang phát triển, nếu có sai lầm trong chế độ ăn uống và quên tránh một số loại thực phẩm thì rất có thể sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ, cơ thể và sự phát triển trí não bị ảnh hưởng.
Đối với trẻ sơ sinh có thể thêm một số thực phẩm bổ sung để cung cấp thêm dinh dưỡng khi trẻ được 6 tháng tuổi, nhưng một số bà mẹ thực sự nghĩ đến việc thêm gia vị vào thực phẩm bổ sung để kích thích sự thèm ăn của trẻ, điều này có thể làm cho món ăn ngon hơn nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Thời kỳ ăn dặm rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
Trên thực tế, việc cho trẻ ăn các loại gia vị sớm chính là nguyên nhân khiến khứu giác của trẻ không nhạy, nặng mùi vị, thậm chí sẽ có sự phụ thuộc vào gia vị. Đây cũng là một trong những thủ phạm khiến trẻ mắc chứng kén ăn, đồng thời nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và sử dụng một số nguyên tố vi lượng trong cơ thể trẻ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể chất của trẻ.
Việc thêm gia vị vào thức ăn bổ sung của trẻ quá sớm có thể gây gánh nặng tiêu hóa cho trẻ, lâu dần sẽ dễ dẫn đến khó tiêu và hàng loạt các vấn đề về tỳ vị, dạ dày, khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Việc trẻ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ.
Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, hệ thống thận của bé đang phát triển, việc ăn quá nhiều gia vị vào giai đoạn quan trọng này dễ khiến hệ thống thận không thực hiện được vai trò chuyển hóa, không những thế, gánh nặng tiêu hóa của thận sẽ tăng lên rất nhiều, tình trạng nghiêm trọng hơn có thể gây ra một số bệnh như tim.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho trẻ ăn những loại gia vị sau:
Hạt nêm, bột ngọt
Để vị của món ăn được ngon hơn, một số bà mẹ thích dùng hạt nêm, bột ngọt để nêm nếm, tuy đây là gia vị được xem như trợ thủ đắc lực giúp cải thiện mùi vị, nhưng sau khi nấu ở nhiệt độ cao, hạt nêm có thể thải ra một số chất không tốt cho lá lách và dạ dày của trẻ. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể có tác động tiêu cực đến sự phát triển các chức năng sinh lý của trẻ.
Nước tương
Nước tương cũng là một gia vị có vị mặn, mẹ không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, trong nước tương có chứa nhiều natri clorua, nếu trẻ sơ sinh ăn sớm loại gia vị này sẽ khiến cho hàm lượng natri trong cơ thể tăng cao.
Điều này sẽ tăng gánh nặng cho thận và tim, ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi và kẽm của trẻ. Nó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bé kén ăn trong tương lai.
Ngoài ra, một số loại gia vị dành cho trẻ em đang được bán trên thị trường cũng chứa natri cao quá mức, các bậc cha mẹ nên chú ý hơn.
Mẹ không nên nêm thêm muối, đường, nước mắm hoặc các loại gia vị khác vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi.
Nước mắm
Nước mắm rất giàu đạm và muối. Vậy nên, đây cũng là loại gia vị nên mẹ nên hạn chế khi nêm nếm cho đồ ăn dặm của bé. Đạm và muối khiến cơ thể của bé không dung nạp được và thận làm việc nhiều hơn.
Trong những bữa ăn dặm cho con, các mẹ không cần chú trọng nhiều đến gia vị, nên tập thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ từ nhỏ, nên tạo sự đa dạng về các nhóm thực phẩm để hấp dẫn hơn và cho trẻ thưởng thức hương vị đặc trưng của chúng.
Muối
Với trẻ sơ sinh, chức năng thận còn non nớt, vì vậy không nên cho muối vào thức ăn của trẻ trước khi trẻ 1 tuổi. trẻ dưới 1 tuổi nên ăn nhạt để thận của bé không phải “làm việc” quá tải. Nêm nhiều muối khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi bé lớn. Thói quen này dẫn đến khả năng bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai.
Ở tuổi ăn dặm dưới 01 tuổi, các thức ăn hợp với lứa tuổi này đã có chứa một lượng muối như bột ngũ cốc, hoa quả, nước hoa quả, thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, rau. Do vậy, mẹ không cho muối vào thức ăn của trẻ.
Có thể bổ sung đường, vitamin, khoáng chất cho con thông qua thực phẩm lành mạnh như rau củ quả.
Đường
Tốt nhất các mẹ không nên nêm thêm đường vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi hay cho con dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem,… vì trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất ngọt gây sâu răng khi răng trẻ vừa mới nhú mọc.
Ngoài ra, cho trẻ ăn đường sẽ gây cho trẻ cảm giác ngang dạ, chán ăn, không thèm ăn khi vào bữa chính. Chỉ nên thêm đường vào thức ăn của trẻ khi thực sự cần thiết. Bởi vì đường không phải là thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng, chúng cung cấp năng lượng nhưng thiếu đi vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Mẹ nên duy trì cho con thói quen ăn uống lành mạnh, điều quan trọng nhất là nên đặt sức khỏe của trẻ lên hàng đầu.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, cha mẹ càng phải chú ý và cẩn thận hơn khi chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ. Đừng quá theo đuổi khẩu vị, điều quan trọng nhất là nên đặt sức khỏe của trẻ lên hàng đầu.
Trên thực tế, khứu giác của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm, ngay cả khi không thêm gia vị thì chắc chắn trẻ vẫn có thể cảm nhận được mùi vị, vì vậy cha mẹ không phải lo lắng quá nhiều về điều này.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét