Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng là thắc mắc của nhiều mẹ. Theo tiêu chuẩn bình thường thì bé từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ mọc răng nhưng cũng sẽ có bé mọc răng sớm hơn ở các tháng thứ 4 hoặc thứ 5.
Có rất nhiều bố mẹ quan tâm trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng và bao lâu thì mọc đủ. Đối với mỗi bé khác nhau thì quá trình mọc răng cũng khác nhau. Bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu mọc răng để biết con mình đã bắt đầu mọc răng hay chưa.
Trẻ sơ sinh mấy tháng mọc răng?
Theo tiêu chuẩn thông thường, các bé sơ sinh từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng. Bé sẽ mọc 2 răng cửa hàm dưới đầu tiên, sau đó là đến những chiếc răng khác và sẽ mọc liên tục cho đến 30 tháng tuổi sẽ hoàn thiện 20 cái răng, 10 cái hàm trên, 10 cái hàm dưới. Giai đoạn này gọi là răng sữa.
Tuy nhiên, mỗi một bé sơ sinh sẽ có quá trình mọc răng khác nhau. Thời gian trung bình của bé mọc răng là từ 6 – 8 tháng tuổi nhưng cũng có những bé mọc răng sớm hơn, từ tháng thứ 4, thứ 5 đã mọc răng.
Trẻ 3 tháng mọc răng sớm có sao không hay trẻ 4 tháng mọc răng có quá sớm không? Mỗi 1 bé có thời gian mọc răng khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của bé như di truyền, dinh dưỡng, vitamin D, canxi… nếu các yếu tố này phù hợp bé có thể mọc răng từ tháng thứ 3, thứ 4. Mẹ không nên quá lo lắng.
Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng (Ảnh minh họa)
Thứ tự mọc răng của trẻ
– 6 – 8 tháng (có thể sớm hơn từ 4 – 8 tháng) bé mọc 4 cái răng cửa hàm trên và hàm dưới, răng cửa hàm trên mọc trước.
– Tháng thứ 7 – 10 mọc 4 cái răng cửa bên (vị trí tiếp theo so với cửa giữa).
– Tháng thứ 12 – 16 mọc 4 răng hàm đầu tiên
– Tháng thứ 14 – 20 mộc 4 cái răng nanh
– Tháng thứ 20 – 30 mọc 4 cái răng hàm thứ 2
Trẻ mọc răng trong bao lâu?
Như vậy, với thứ tự mọc răng của bé, 1 bộ răng sữa của bé mọc đủ là 20 cái và có thể kéo dài từ 24 tháng tuổi đến 30 tháng tuổi. Mỗi một bé sẽ hoàn thiện mọc răng sữa khác nhau, bố mẹ không cần quá lo lắng.
Dấu hiệu mọc răng của trẻ
Đối với mỗi bé khác nhau, thời gian bắt đầu mọc răng của các bé sẽ khác nhau. Các bé có thể mọc răng sớm hơn tháng thứ 6 hoặc có thể đến tháng thứ 7, thứ 8 mới bắt đầu mọc răng, bố mẹ không cần quá lo lắng. Bố mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu mọc răng của trẻ sau đây để có thể biết được bé đã bắt đầu mọc răng hay chưa.
– Bé chảy dãi nhiều
Các bé từ 10 tuần đến 4 tháng tuổi sẽ tiết nước dãi nhưng khi bé bắt đầu mọc răng thì nước dãi chảy nhiều hơn. Nếu bạn thấy áo của bé thường xuyên bị ướt sũng thì đó là dấu hiệu bé đang mọc răng, hãy buộc 1 cái yếm và thay thường xuyên để bé luôn được khô ráo, sạch sẽ.
Bé chạy khá nhiều dãi là dấu hiệu mọc răng (Ảnh minh họa)
– Bé hay cắn
Khi bắt đầu mọc răng, nướu của bé sẽ bị ngứa vì vậy bé rất hay cắn, đưa tất cả những thứ có được trong tầm với vào miệng. Đây là dấu hiệu mọc răng khác dễ thấy.
– Cơ thể bé mệt mỏi, quấy khóc, dễ kích động, sốt nhẹ
Đa số các bé sẽ dễ bị sốt mọc răng, mệt mỏi và quấy khóc. Khi bé sốt, mẹ hãy kiểm tra nướu của bé nếu chúng sưng đỏ, có dấu hiệu nhú răng thì đó là sốt mọc răng. Tình trạng sốt sẽ giảm và biến mất khi bé đã mọc được răng. Nhưng hiện tượng này sẽ lặp lại sau khoảng 1 tháng khi những chiếc răng tiếp của bé tiếp tục mọc.
– Phát ban khi mọc răng
Rãi của bé chảy dài, nhỏ liên tục xuống cằm, cổ, dễ gây phát ban ở quanh miệng, cằm, cổ. Mẹ hãy vỗ nhẹ để tránh kích ứng, có thể sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho bé để hạn chế các nốt phát ban ngứa, đỏ hơn.
– Rối loạn tiêu hóa
Các bé mọc răng cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng.
– Bé lười ăn
Bé mọc răng nướu ngứa, rất hay đưa vật dụng vào miệng, có thể là vú mẹ hay núm vú nhưng chúng lại không chịu bú sữa. Việc bú sữa có thể khiến cho nướu của bé khó chịu hơn, do đó đa số các bé mọc răng đều lười ăn.
– Nướu sưng, tấy đỏ
Một trong những dấu hiệu điển hình nhất của bé mọc răng là nướu của bé tấy lên, sưng, đỏ, khi bé cho vật vào cọ xát gây trầy xước, dễ bị nhiễm trùng nên bé mới phát sốt. Khi thấy bé có nướu sưng đỏ, mẹ chú ý thường xuyên vệ sinh nướu để chúng không bị nhiễm trùng.
Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ mọc răng
Khi trẻ mọc răng bố mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho bé, đồng thời là chế độ dinh dưỡng của con. Cụ thể:
– Cho bé đồ chơi mọc răng
Những đồ chơi mọc răng thường được thiết kế mềm mại, có thể nhai được mà không gây tổn hại đến nướu. Mẹ có thể cho bé cắn, nhai đồ chơi mọc răng để giảm bớt tình trạng ngứa nướu.
– Bé bị sốt mọc răng
Nếu bé chỉ sốt nhẹ, dưới 38,5 độ mẹ chỉ cần chườm khăn, lau mát cho bé để hạ sốt.
Nếu bé sốt 38,5 độ trở lên mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt được chỉ định bởi bác sĩ. Nếu bé sốt hơn 39 độ – 40 độ thì phải đưa bé đi bệnh viện ngay.
– Vệ sinh răng miệng cho bé
Lau thật sạch dãi của bé để chúng không dây ra bên ngoài, làm bẩn, dễ gây nhiễm khuẩn. Sử dụng dụng cụ vệ sinh nướu cho bé, nhẹ nhàng làm sạch nướu cho bé vào buổi sáng và tối. Mỗi khi cho bé ăn xong cần phải vệ sinh sạch sẽ, các bé trên 6 tháng có thể cho bé uống nước để súc miệng loại bỏ thực phẩm, sữa thừa dính trên nướu.
Vệ sinh nướu sạch sẽ cho bé (Ảnh minh họa)
– Dinh dưỡng và thức ăn cho bé
Bé ăn dặm thì cần thực hiện đa dạng thực phẩm, bổ sung thêm nhiều rau xanh. Ngoài ra cũng cần nghiền nhuyễn mịn thực phẩm. Có thể cho bé ăn bột hay cháo… để giảm thiểu cảm giác đau khi thức ăn va vào nướu của bé.
Mỗi một bé sơ sinh khác nhau sẽ có thời gian mọc răng khác nhau, đa phần đến tháng thứ 8 là muộn nhất cho bắt đầu mọc răng của bé. Các bố mẹ đừng quá lo lắng bé mọc răng sớm hay muộn.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét