Quản lý tiền bạc thông minh: 2 nên 1 tránh khi học hỏi từ cha mẹ của mình

Quản lý tiền bạc thông minh: 2 nên 1 tránh khi học hỏi từ cha mẹ của mình



Cha mẹ chúng ta luôn có ý thức sâu sắc về tiền bạc cũng như cách họ tiêu tiền. Từ nhỏ chúng ta đã thấy cha mẹ mặc cả về giá hàng hoá, có kỷ luật trong việc tiết kiệm điện nước hay kiểm soát số lần đi ăn ngoài…



Cha mẹ nào cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Từ công việc đến các mối quan hệ trong xã hội hay chuyện tiền bạc, cha mẹ đều muốn dành cho chúng ta những lời khuyên tốt nhất. Tuy nhiên, bởi sự khác biệt về khoảng cách thế hệ mà trong một vài trường hợp, bạn cần tiếp thu có chọn lọc, không ngừng học hỏi để tự mình đưa ra quyết định tốt hơn.


Điều tuyệt vời nhất mà chúng ta có được chính là học hỏi những kinh nghiệm tuyệt vời được cha mẹ truyền dạy và cũng là học hỏi từ những sai lầm của họ. Trong việc quản lý tiền bạc, điều này cũng không ngoại lệ. Có những điều rất tốt mà chúng ta cần noi gương cha mẹ và có những bài học kinh nghiệm mà chúng ta nên rút ra.


Dưới đây là 2 thói quen tiền bạc mà chúng ta nên học hỏi từ cha mẹ của mình:


Số 1: Biết sống dưới khả năng của mình




Quản lý tiền bạc thông minh: 2 nên 1 tránh khi học hỏi từ cha mẹ của mình







Bạn thấy đấy, cha mẹ chúng ta luôn có ý thức sâu sắc về tiền bạc cũng như cách họ tiêu tiền. Từ nhỏ chúng ta đã thấy cha mẹ mặc cả về giá hàng hoá, có kỷ luật trong việc tiết kiệm điện nước hay kiểm soát số lần đi ăn ngoài…


Tất cả những điều này là một phần của việc duy trì ngân sách hàng tháng. Mặt khác, nếu bạn thấy họ muốn mua một thứ gì đó đắt giá, chẳng hạn như ô tô hay thậm chí đơn giản là chiếc TV, họ sẽ tiết kiệm từ thu nhập hạn chế của mình để tích lũy đủ tiền cho khoản đó thay vì vay để mua. Nhờ sự kỷ luật trong chi tiêu và lối sống giản dị dưới khả năng của mình, họ đã tiết kiệm tốt bất chấp thu nhập.



Không giống như cha mẹ của chúng ta, hầu hết chúng ta đều thấy rằng việc lập ngân sách thật tẻ nhạt hoặc không cần thiết. Chúng ta có đủ các lý do, rằng thu nhập nhiều mới phải lập ngân sách, rằng lập ngân sách rắc rối quá…


Bên cạnh đó, việc có thể dễ dàng tiếp cận các khoản vay và thẻ tín dụng đã khiến chúng ta hình thành tâm lý bản thân có khả năng trang trải mọi thứ của mình tốt hơn cha mẹ. Tuy nhiên, chúng tôi không nhận ra rằng việc quẹt thẻ mua hàng như vậy đang khiến chúng ta tiêu tiền không kiểm soát. Nhớ rằng khi bạn mua một thứ gì đó theo hình thức tín dụng, bạn sẽ phải trả lãi suất và việc có được dễ dàng khiến bạn ít ý thức hơn về số tiền mình chi ra.


Bởi những lẽ đó mà ý thức về thói quen chi tiêu của mỗi người là bài học tuyệt vời mà chúng ta nên học hỏi từ cha mẹ của mình.


Số 2: Tiết kiệm liên tục năm này qua năm khác


Quản lý tiền bạc thông minh: 2 nên 1 tránh khi học hỏi từ cha mẹ của mình


Không cần biết tiền lương của họ nhiều hay ít, cha mẹ chúng ta vẫn luôn siêng năng tiết kiệm và không động đến các khoản đầu tư trong nhiều năm. Chiến lược này đã hoạt động và phát huy hiệu quả, như một phép thuật giúp họ tạo ra một lượng của cải đáng kể theo thời gian.


Ngày nay, chúng ta lại thường thiếu đi sự kiên nhẫn đó. Chúng ta muốn tạo ra của cải như cha mẹ đã làm nhưng lại muốn làm điều đó nhanh hơn. Và để làm điều đó trong một thời gian ngắn, chúng ta lại mắc phải sai lầm như liên tục kiểm tra xem các khoản đầu tư của mình đang hoạt động như thế nào, nếu một khoản đầu tư nào đó hoạt động không tốt, chúng ta thậm chí có thể ngừng đầu tư hoàn toàn. Khi quá nôn nóng, chúng ta đang gây hại cho các khoản đầu tư của mình nhiều hơn là làm tốt.


Những người có xu hướng giữ các khoản đầu tư của họ trong một thời gian dài thường kiếm được lợi nhuận tốt hơn những người hay thay đổi thói quen đầu tư của họ. Điều này đúng cho tất cả các loại tài sản. Vì vậy, kiên nhẫn với các khoản đầu tư, học hỏi từ cha mẹ chúng ta và bạn sẽ tạo ra của cải đáng kể về lâu dài. Bên cạnh đó, tiết kiệm càng sớm, bạn sẽ càng tận hưởng được lợi ích của lãi suất kép – kỳ quan thứ 8 của thế giới.


Giờ thì bạn đã biết những thói quen tài chính cá nhân nào nên học từ cha mẹ rồi chứ. Tuy nhiên, cũng có điều bạn nên bỏ qua, phát triển mình một cách năng động, sáng tạo hơn, đó chính là:


Tìm kiếm sự an toàn bằng mọi giá


Quản lý tiền bạc thông minh: 2 nên 1 tránh khi học hỏi từ cha mẹ của mình


Cha mẹ của chúng ta luôn ưu tiên đầu tư vào các công cụ được coi là an toàn và mang lại lợi nhuận đảm bảo. Tất nhiên, việc đảm bảo sự an toàn cho danh mục đầu tư là tốt nhưng đó không nên là yếu tố lớn nhất để bạn đưa ra quyết định đầu tư. Mục tiêu của mỗi khoản đầu tư là khác nhau và thời hạn đầu tư cũng vậy. Do đó, công cụ tài chính mà bạn đầu tư vào cũng phải khác nhau.


Bên cạnh đó, dám chấp nhận rủi ro cũng là một trong những yếu tố làm nên thành công của những nhà đầu tư lớn. Tất nhiên, rủi ro ở đâu đều là rủi ro trong tầm kiểm soát của họ.


Cuối cùng, tất cả chúng ta đều đã thấy cha mẹ của mình làm việc chăm chỉ ra sao để cho chúng ta có cuộc sống tốt nhất có thể. Hãy trân trọng những lời khuyên răn của cha mẹ, học hỏi từ họ những thói quen tốt đẹp và xây dựng thêm những kỹ năng mới nhằm không ngừng gia tăng tài sản của mình.








Theo Bảo Anh. (Theo Etmoney) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét