Một số bé dù ăn uống rất đầy đủ nhưng vẫn không tăng cân hoặc tăng cân rất chậm, khiến cha mẹ lo lắng.
Cân nặng là chỉ số phản ánh sự phát triển và tình trạng sức khỏe của trẻ. Do đó, các ông bố bà mẹ phải thường xuyên quan sát cân nặng của con để đảm bảo con đang ở tình trạng phát triển tốt. Trong một số trường hợp, dù bé được mẹ chăm rất kỹ, ăn uống đầy đủ và đảm bảo chất dinh dưỡng nhưng vẫn không tăng cân hoặc tăng cân rất chậm.
Việc theo dõi và phát hiện tình trạng chậm tăng cân của bé thường thông qua các buổi khám sức khỏe định kỳ, khi đó mẹ sẽ biết được liệu cân nặng bé nhà mình có đang đạt chuẩn trung bình theo độ tuổi hay đang gặp phải tình trạng chậm tăng cân. Ngoài ra, mẹ có thể suy đoán được tình trạng chậm tăng cân của bé thông qua những biểu hiện như bé thường xuyên mệt mỏi, biếng ăn, thể trạng yếu, vóc dáng nhỏ, tay chân gầy guộc, mặt xanh xao,…
Thông thường, trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chóng trong 4 tháng đầu đời, có thể tăng 20 đến 30 gam trọng lượng cơ thể mỗi ngày và 0,5 đến 1kg mỗi tháng.
Một số bé dù ăn uống rất đầy đủ nhưng vẫn không tăng cân hoặc tăng cân rất chậm, khiến cha mẹ lo lắng. (Ảnh minh họa)
Trọng lượng cơ thể của trẻ sẽ trải qua những thay đổi sau: Sau tháng thứ 4, mức tăng cân của con ổn định ở mức khoảng 450g mỗi tháng. Khi được 6 tháng, trẻ sẽ tăng 105g đến 147g mỗi tuần. Từ 6 đến 12 tháng, trẻ sẽ tăng 70 đến 91g mỗi tuần. Sau khi con tròn 1 tuổi, trọng lượng ít nhất phải gấp ba lần trọng lượng sơ sinh.
Khi mới sinh, trẻ sẽ được cân đo và phân loại tùy theo cân nặng sơ sinh của con so với các bạn cùng lứa tuổi. Trong những tháng tiếp theo, trọng lượng cơ thể của trẻ không được giảm quá nhanh hoặc tăng quá nhanh so với mức thông thường để đảm bảo con khỏe mạnh, phát triển bình thường.
Tuy nhiên, không ít những trường hợp trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí là giảm nhẹ cân nặng trong giai đoạn phát triển. Đối với những trường hợp như vậy, cha mẹ nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá kỹ lưỡng nhằm phát hiện và giải quyết mọi vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bé tăng cân chậm cũng như giải pháp giúp mẹ có thể phương án để cải thiện cân nặng cho con.
Trẻ không dung nạp Lactose
Lactose là đường chính (hoặc carbohydrate) tự nhiên có trong sữa – sữa mẹ, sữa công thức và sữa động vật đều có Lactose. Đây là nguồn cung cấp carbohydrate quan trọng cho trẻ, tuy nhiên do hệ tiêu hóa đường ruột nhạy cảm của con hoặc vì lý do di truyền, trẻ có thể không dung nạp Lactose.
Một số triệu chứng của trẻ không dung nạp lactose bao gồm phân lỏng có màu xanh hoặc vàng, đầy hơi, đầy bụng và nôn mửa sau khi bú sữa mẹ.
Trẻ bị cứng lưỡi
Trẻ bị cứng lưỡi hoặc ankyloglossia là một tình trạng y tế xảy ra do bẩm sinh, ảnh hưởng đến phạm vi và chức năng của lưỡi. Một mô dày hơn bình thường gọi là frenulum ngôn ngữ nối lưỡi dưới với sàn miệng.
Đôi khi nguyên nhân khiến con yêu bú kém không phải xuất phát từ người mẹ mà bé đang mắc phải tình trạng gọi là bệnh cứng lưỡi ở trẻ nhỏ. Điều quan trọng là cha mẹ nên sớm nhận ra các dấu hiệu để can thiệp kịp thời.
Trẻ gặp tình trạng khe hở môi vòm miệng
Khe hở môi vòm miệng là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khả năng bú đúng cách của con trẻ.
Biểu hiện của tình trạng khe hở môi vòm miệng ở trẻ thường không bú được, ăn uống thường bị sặc, hay mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm tai giữa và suy dinh dưỡng rất hay gặp. Bên cạnh đó trẻ gặp vấn đề về rối loạn phát âm khiến trẻ hạn chế giao tiếp, luôn mặc cảm tự xa lánh cộng đồng.
Thời lượng bú của trẻ không hợp lý
Nếu trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi được nạp lượng sữa nạp thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sự phát triển toàn diện của con mình. Tuy nhiên, không chỉ lượng sữa mà thời gian bú của trẻ cũng rất quan trọng.
Thực tế, lượng sữa trong cơ thể mỗi người sản sinh theo nhu cầu bú của bé. Nếu thường xuyên cho bé bú mẹ, sữa sẽ về nhiều dần và đáp ứng đủ. Thường trẻ đủ lớn bú mẹ sẽ hiệu quả hơn và cần 5-10 phút cho mỗi bầu vú, trong khi bé sơ sinh thường cần tới 20 phút cho mỗi bên nếu bé ngậm bắt vú đúng cách.
Thức ăn của trẻ kém chất lượng
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thức ăn dặm cho trẻ rất tiện lợi, hoặc mẹ có thể làm đông lạnh đồ ăn của con và hâm nóng lại trước giờ ăn, kể cả sữa mẹ. Tuy rất tiện lợi song điều này có thể phá hủy rất nhiều đặc tính dinh dưỡng.
Trẻ gặp tình trạng chán ăn, biếng ăn
Biếng ăn được xếp vào một trong những rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ. Điều này thường gặp ở trẻ thuộc độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi. Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, mẹ sẽ gặp những khoảng thời gian con có dấu hiệu chán ăn, không chịu nuốt thức ăn, thường xuyên quấy khóc.
Đây cũng là giai đoạn trẻ có thể cảm nhận rõ ràng sự thay đổi của mọi thứ xung quanh, các chuyển động, âm thanh, trẻ thích cười nhiều hơn. Chính vì những cảm nhận này, trẻ sẽ mải mê khám phá những khả năng mới của mình mà quên mất việc ăn uống.
Mẹ đang pha loãng sữa công thức của con
Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột trẻ em là các loại sữa được sản xuất dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ huynh pha loãng sữa công thức, như tiết kiệm chi phí, giảm táo bón cho trẻ hoặc không xem rõ vạch ml nước trên cốc, bình… Cho dù với mục đích gì, thì pha loãng sữa công thức cho trẻ em đều gây hại nhiều hơn là lợi.
Sữa mẹ không đủ do mẹ gặp tình trạng căng thẳng
Căng thẳng có thể khiến cơ thể của mẹ đột ngột không tiết sữa và điều này càng khiến các bà mẹ đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trở nên sốt sắng hơn. Đặc biệt, tình trạng ngừng tiết sữa do căng thẳng có thể xảy ra “bất thình lình”, hôm qua mẹ vẫn còn cho trẻ bú bình thường nhưng lại mất sữa vào ngày hôm sau.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét