Lập ngân sách cứ tránh 5 sai lầm này, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập

Lập ngân sách cứ tránh 5 sai lầm này, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập



Đây là 5 sai lầm phổ biến trong quá trình lập ngân sách mà bạn dễ mắc phải. Tránh được 5 sai lầm phổ biến về ngân sách này có thể giúp bạn đi đúng hướng nhằm đạt được các mục tiêu tài chính của mình, tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập.



Lập ngân sách là bước đầu tiên bạn cần làm khi muốn lập kế hoạch để đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Một ngân sách được xây dựng tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích khác nhau như giúp bạn kiểm soát tài chính, giảm chi phí không cần thiết và gia tăng tiết kiệm. Sự kết hợp của những lợi ích này của ngân sách có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách dễ dàng hơn.


Nhưng để lập được ngân sách phù hợp với mình, bạn cần phải tránh một số sai lầm phổ biến có thể khiến bạn không đạt được mục tiêu tài chính. Dưới đây là 5 sai lầm trong quá trình lập ngân sách phổ biến và cách để bạn tránh chúng.


Đoán các khoản chi tiêu và tiết kiệm của bạn




Lập ngân sách cứ tránh 5 sai lầm này, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập







Bước đầu tiên bạn cần hoàn thành khi lập ngân sách là không được dựa vào phỏng đoán để vẽ ra tình hình tài chính hiện tại của mình. Bạn cần có những con số chính xác về thu nhập và chi tiêu hàng tháng, số tiền tiết kiệm hiện tại cũng như các khoản nợ chưa thanh toán. Nếu bạn chỉ ngồi đó và đoán ra những con số này thay vì sử dụng thông tin chính xác, bạn sẽ không thể tạo ngân sách phù hợp.


Bạn có thể nói rằng mình biết thu nhập của bản thân mỗi tháng nhưng hãy cứ tải về sao kê tài khoản. Có những khoản tiền thưởng trong tháng mà bạn có thể không nhớ ra. Thêm vào đó, bạn cần xem kỹ bảng sao này cũng như sao kê khoản vay chưa thanh toán để có được bức tranh rõ ràng hơn về khoản tiết kiệm và nợ phải trả của mình.



Để biết rõ hơn hơn về các khoản chi của mình, bạn nên bắt đầu theo dõi chúng. Trong khoảng thời gian 2-3 tháng, bạn sẽ hiểu rõ ràng về số tiền mình đang chi tiêu và vào những khoản nào.


Bước này sẽ đóng vai trò là nền tảng để bạn có thể tạo ra một ngân sách giúp mình kiểm soát chi phí và tăng tiết kiệm, nhanh chóng đạt được các mục tiêu tài chính của mình.


Tạo một ngân sách không thực tế


Một trong những sai lầm lập ngân sách phổ biến nhất mà bạn dễ mắc phải là đặt ra các mục tiêu chi tiêu hoặc tiết kiệm không thực tế. Nếu bạn đánh giá thấp các khoản chi tiêu hoặc đánh giá quá cao khả năng tiết kiệm của mình, ngân sách của bạn sẽ không thực tế và bạn sẽ sớm từ bỏ, không thể hoàn thành các mục tiêu ngân sách của mình. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đạt được các mục tiêu tài chính của bạn.


Ví dụ: Giả sử chi phí hiện tại của bạn là 80% thu nhập hàng tháng. Nhưng khi lập ngân sách với mục tiêu giảm chi phí, bạn đặt con số mới là chi phí bằng 40% thu nhập của bạn, tương đương giảm 50% chi phí. Rất có thể bạn đã tạo ra một mục tiêu phi thực tế mà bạn sẽ không thể đáp ứng được. Việc cắt giảm chi phí đột ngột như vậy không hề dễ dàng và bạn có thể sẽ sớm bỏ cuộc.


Không phân bổ cho quỹ khẩn cấp


Lập ngân sách cứ tránh 5 sai lầm này, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập


Lập kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp như mất việc làm hoặc các chi phí bất ngờ khác là điều cần thiết để bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Để chuẩn bị tài chính cho những trường hợp khẩn cấp như vậy, bạn nên phân bổ một phần ngân sách của mình cho việc tạo quỹ khẩn cấp .


Có bao nhiêu trong quỹ khẩn cấp là phụ thuộc vào hoàn cảnh của bạn song nhìn chung, lý tưởng nhất là quỹ này cần phải đủ để bạn trang trải chi phí sinh hoạt trong 9 đến 12 tháng.


Bạn có thể không kiếm được số tiền lớn như vậy trong một lần. Đó là lý do bạn cần phân bổ quỹ khẩn cấp như một phần trong ngân sách của bạn. Hãy bắt đầu xây dựng quỹ khẩn cấp của mình từng chút, từng chút một.


Đặt ngân sách quá khắt khe


Lập ngân sách cứ tránh 5 sai lầm này, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả bất chấp thu nhập


Đảm bảo rằng bạn có thể tính toán chính xác tình trạng tài chính của mình là một trong những lý do chính khiến bạn cần phải có ngân sách. Tuy nhiên, bạn cần giữ một phần cho những khoản chi không bắt buộc nhưng có thể đem lại cho bạn sự vui vẻ.


Điều chúng ta hướng đến là chi tiêu thông minh, không phải là cuộc sống khổ sở. Nếu bạn quá tiết kiệm và khắc nghiệt khi tạo ra ngân sách của mình, không dành chỗ cho các khoản chi tiêu đem lại niềm vui, bạn có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch ngân sách của mình trong dài hạn.


Hãy dành ra một khoản tiền hợp lý trong ngân sách của mình cho các hoạt động vui chơi như ăn uống, xem phim… Điều này sẽ đảm bảo bạn có thể duy trì sự cân bằng, hợp lý giữa nhu cầu và mong muốn của mình trong khi đảm bảo các khoản chi tiêu được giảm thiểu.


Không cập nhật ngân sách của bạn


Cuộc sống này là một chuỗi những điều thay đổi mà ta không thể biết đến và đó cũng chính là phần thú vị. Thời gian trôi qua, bạn sẽ có nhiều trách nhiệm hơn, một gia đình lớn hơn, thu nhập cao hơn… Việc không cập nhật ngân sách cho phù hợp với lối sống, thu nhập và nợ hiện tại của bạn là một sai lầm phổ biến mà nhiều người trong chúng ta dễ mắc phải.


Để tránh điều này, bạn cần xem xét lại ngân sách của mình mỗi năm một lần để đảm bảo rằng bạn đang đi đúng hướng nhằm đạt được các mục tiêu tiết kiệm của mình.


Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét lại ngân sách của mình sau những sự kiện quan trọng trong đời có thể ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Một số sự kiện trong cuộc sống mà bạn cần xem xét lại ngân sách hiện tại như kết hôn, có con… Mục tiêu tài chính của bạn có thể thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.


Nhìn chung, việc tránh được 5 sai lầm phổ biến về ngân sách này có thể giúp bạn đi đúng hướng nhằm đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo bám sát, tuân thủ ngân sách của mình để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.







Theo Bảo Anh. (Theo etmoney) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét