6 tình huống xấu hổ ai cũng từng trải qua và cách xử lý thông minh

6 tình huống xấu hổ ai cũng từng trải qua và cách xử lý thông minh



Nếu tất cả chúng ta đều từng cảm thấy xấu hổ, khó xử thì tại sao không biến nó thành lợi thế của mình. Đã bao giờ bạn coi sự bối rối có thể là một điều tích cực chưa? Dưới đây là các cách mà bạn có thể xử lý tình huống khéo léo.



Dù là ai, chúng ta cũng không thể tránh khỏi khoảnh khắc xấu hổ. Chính vì vậy, thay vì lảng tránh, hãy đối mặt và xử lý chúng. Những tình huống xấu hổ đó thực sự có thể thay đổi cách chúng ta hành xử sau này. Và để có cách xử lý tốt nhất, đầu tiên chúng ta cần hiểu về những tình huống khó xử mà ai trong chúng ta cũng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.


1. Khi quyền riêng tư của bạn bị xâm phạm


Quyền riêng tư của bạn bị xâm phạm thực sự là điều khủng khiếp, không ai mong muốn. Nghĩ mà xem, bạn sẽ thế nào khi ảnh cá nhân bạn muốn giấu bị tin tặc đánh cắp và đăng công khai cho mọi người xem hay tệ hơn là sử dụng với mục đích xấu.


2. Khi bạn không biết điều gì đó




6 tình huống xấu hổ ai cũng từng trải qua và cách xử lý thông minh







Có lẽ không ai muốn điều này nhưng sự thật là chúng ta dễ bị cám dỗ bởi việc phóng đại những kỹ năng, kiến ​​thức và kinh nghiệm của mình, đơn cử như trên sơ yếu lý lịch. Khi viết, chúng ta có thể thoải mái “phóng bút” để làm sao hồ sơ của mình nghe hay ho nhất có thể. Tuy nhiên chỉ sau vài câu hỏi của nhà tuyển dụng, chúng ta có thể lộ những điều chưa đúng về bản thân mình. Sự xấu hổ, cảm giác tội lỗi là điều dễ dàng nhận ra trên khuôn mặt chúng ta.


3. Khi bạn bị chỉ trích


Bạn có nhớ lần đầu tiên hẹn hò với ai đó không? Bạn mất hàng tuần trời để lấy động lực chủ động với người ấy và khi thời điểm tốt đã đến, bạn vượt qua mọi giới hạn của bản thân để hỏi người ấy liệu có muốn hẹn hò với bạn không. Thật không may cho bạn, đối phương lại chỉ cười rồi lịch sự đáp: “Không, cảm ơn!”. Thực sự là một cảm giác xấu hổ và không ai muốn phải trải qua.



4. Khi bạn làm điều gì đó vụng về


Văn phòng nơi tôi từng làm việc có tầm nhìn hướng ra sông Thames ở London. Thiên đường với chúng tôi hồi đó chính là khoảng sân sát sông ngay phía trước.


Tuy nhiên, một ngày nọ, quản lý của tôi đang nói chuyện điện thoại di động trong khi đi dạo quanh sân và có lẽ do quá tập trung vào cuộc điện thoại, anh ấy đã bị hụt chân ngã xuống sông. Điện thoại trôi mất, người anh ấy thì ướt hoàn toàn. Tôi chắc rằng đó là một trong những khoảnh khắc mà anh ấy không bao giờ muốn nhớ lại nhất.


5. Khi hình ảnh của bạn không như bạn muốn


6 tình huống xấu hổ ai cũng từng trải qua và cách xử lý thông minh


Chúng ta dường như đang bị ám ảnh bởi sự lão hóa và đó là lý do nhiều người thậm chí làm cả những nỗ lực vô ích để níu kéo thời gian. Sau tuổi vị thành niên là lúc mà mọi người đều cố gắng để trẻ mãi không già. Có người sẽ thường xuyên nhuộm tóc để không bị phát hiện ra tóc bạc, có người chọn cách phẫu thuật thẩm mỹ để níu giữ thanh xuân.


6. Khi bạn cảm thấy không phù hợp


Chắc hẳn bạn đã từng nghe về những câu chuyện sốc văn hoá khi một người chuyển đến nơi ở mới có văn hoá nhiều khác biệt so với nơi ở trước đây. Ví dụ, một số nơi yêu cầu phụ nữ phải ăn mặc kín đáo ở bãi biển trong khi nhiều nơi khác lại thoải mái hơn, thậm chí cho phép khỏa thân.


Vậy nếu tất cả chúng ta đều từng cảm thấy xấu hổ, khó xử thì tại sao không biến nó thành lợi thế của mình. Đã bao giờ bạn coi sự bối rối có thể là một điều tích cực chưa? Dưới đây là các cách mà bạn có thể xử lý tình huống khéo léo.


Chuyển hướng


Trò đùa không phù hợp của bạn đã vô tình xúc phạm một trong những người bạn? Chắc chắn bạn cần đưa ra một lời xin lỗi trong trường hợp này. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần chuyển hướng tình huống càng nhanh càng tốt. Hãy thử làm điều này bằng cách đổi hướng cuộc trò chuyện sang chủ đề hoàn toàn khác. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng đó là thứ mà bạn bè của bạn đều thực sự quan tâm.


Ngừng tua lại tình huống bối rối


6 tình huống xấu hổ ai cũng từng trải qua và cách xử lý thông minh


Hãy dừng lại những câu nói hay suy nghĩ như: “Giá như tôi đã không làm điều đó. Giá như tôi không nói như vậy. Giá như, nếu chỉ,…”.


Khi bạn liên tục tua đi tua lại những tình huống xấu hổ, bạn đang tự khiến mình phát điên. Sai lầm là điều đã xảy ra nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cần phải tự hành hạ bản thân mình bằng cách lặp đi lặp lại chúng trong tâm trí. Thay vào đó, hãy cố gắng tập trung vào hiện tại hoặc vào một mục tiêu nào đó tích cực. Một mẹo khác để ngăn tâm trí của bạn tua lại những khoảnh khắc xấu hổ là giữ cho tâm trí của bạn bận rộn với những suy nghĩ tích cực.


Cười với chính mình


6 tình huống xấu hổ ai cũng từng trải qua và cách xử lý thông minh


Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy khả năng tự cười mình là một dấu hiệu của tính cách lạc quan. Đó là bởi những người bi quan dường như khó có thể cười với chính mình bởi họ quá bận rộn với những suy nghĩ đau khổ.


Khi phải xử lý những tình huống xấu hổ như bạn bị vấp ngã ở nơi công cộng, việc có thể tự mỉm cười sẽ hữu ích cho bạn. Không chỉ mọi người sẽ phản ứng tích cực hơn với hành vi của bạn mà bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy ít xấu hổ hơn nhiều.


Cứ bước tiếp và không cần ngại ngùng


Xấu hổ thường khiến chúng ta đỏ mặt song đó không hẳn là một điều xấu. Nếu bạn đỏ mặt khi nhận ra mình mắc lỗi, người khác sẽ ngay lập tức thấy bạn là một người ấm áp và giàu tình cảm. Đây là những điểm tích cực và khiến mọi người quý mến bạn hơn.


Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng bạn vô tình đưa thiếu tiền cho nhân viên thu ngân và khi chuẩn bị rời đi thì bạn nghe thấy tiếng gọi lại: “Xin lỗi, nhưng bạn chưa trả đúng số tiền.” Nếu bạn trông có vẻ xấu hổ và đỏ mặt, nhân viên thu ngân sẽ biết rằng bạn là người trung thực và không cố ý.







Theo Nguyễn Hường (Theo Lifehack) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét