Có 10 mẹ thì cả 10 mẹ đều phạm vào lỗi thứ 2.
Theo tư vấn của các bác sĩ, càng gần về cuối thai kỳ, ngoài chuyện vui mừng vì bạn đã sắp đi qua hết quãng đường khó khăn thì có 1 vấn đề mà tất cả các mẹ bầu đều phải lưu tâm. Đó là con mình có bị dây rốn quấn cổ hay không?
Dây rốn quấn cổ là gì và nguyên nhân gây ra hiện tượng này?
Tiến sĩ Robyn Horsager-Boehrer – Trưởng khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Đại học William P. Clements Jr (Mỹ), chia sẻ dây rốn là “dây cứu sinh” của em bé khi ở trong bụng mẹ nối giữa bụng của thai nhi với nhau thai và nó thường dài trung bình khoảng 53cm. Dây rốn sẽ cung cấp oxy, máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi là một tình trạng không thể tránh khỏi. Theo thống kê của Tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ, có khoảng 20 – 30% trẻ sơ sinh chào đời bị dây rốn quấn cổ.
Nguyên nhân của hiện tượng dây rốn quấn cổ là do:
1. Mẹ bầu ăn nhiều đồ ngọt
Hiện tượng dây rốn quấn cổ khá phổ biến và có đến có khoảng 20 – 30% trẻ sơ sinh chào đời bị dây rốn quấn cổ (Ảnh minh họa)
Sau khi mang thai một số mẹ bầu bắt đầu thay đổi khẩu vị, trở nên thích ăn đồ ngọt. Nhất là khi tâm trạng không tốt thì lại càng muốn ăn thứ gì đó ngọt ngọt để giải tỏa. Tuy nhiên, tiến sĩ Robyn nói rằng nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên, và vị nước ối cũng ngọt. Mà nhấp nháp nhiều nước ối ngọt sẽ làm thai nhi thấy phấn kích, từ đó hoạt động nhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng khả năng em bé bị dây rốn quấn cổ. Do đó, tiến sĩ Robyn khuyên các mẹ bầu nên hạn chế ăn đồ ngọt khi đang bầu bí.
2. Mẹ bầu thường xuyên xoa bụng
Vuốt ve bụng là hành động yêu thích của tất cả mẹ bầu, bởi đây là cách để bạn có thể “chạm” vào con. Song, bạn chỉ nên làm việc này trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Còn khi đã bước vào tam cá nguyệt thứ 3, bạn chỉ thỉnh thoảng mới chạm vào bụng một chút. Bởi nếu được mẹ sờ thường xuyên, em bé sẽ hưng phấn, “nhảy nhót” loạn xạ, từ đó dễ bị dây rốn quấn cổ.
Xoa bụng bầu thường xuyên cũng làm thai nhi hay chuyển động, từ đó dễ bị dây rốn quấn cổ (Ảnh minh họa)
3. Mẹ bầu tập thể dục hay làm việc quá sức
Tập thể dục thường xuyên là cách để các mẹ bầu giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực cũng như thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nếu tập luyện quá sức như tập quá lâu, vận động quá nhiều sẽ khiến em bé chuyển động cũng làm tăng khả năng bị dây rốn quấn cổ. Chưa kể, tập thể dục quá sức còn khiến bạn và em bé bị mệt mỏi.
Do đó, các mẹ bầu tránh làm việc quá sức và chỉ nên chọn lựa những bài tập thể dục nhẹ nhàng, thời gian tập vừa đủ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khách quan nữa là dây rốn quá dài.Thông thường, dây rốn sẽ dài khoảng 50 – 60cm, nhưng cũng có một số trường hợp dây rốn dài hơn thế. Và dây rốn càng dài thì khả năng bị dây rốn quấn cổ của thai nhi càng cao.
Dây rốn quấn cổ là một biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi, nó làm chậm quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng đến em bé, làm em bé sinh ra bị nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong trong bụng mẹ. Do đó, nhiệm vụ của các mẹ bầu là nên thường xuyên kiểm tra cử động của con. Nếu cảm thấy con ít hoạt động hoặc có gì bất thường, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp, bác sĩ thông báo thai nhi có dây rốn quấn cổ thì các mẹ bầu nên lưu tâm đến cử động của con nhiều hơn, đồng thời nên khám thai đúng định kỳ. Nếu cảm thấy có gì bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Xem thêm chủ đề Cẩm nang mang bầu
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét