Tiết kiệm không khó, theo đó mà giàu: Cách giúp bạn tiết kiệm hiệu quả và dễ dàng

Tiết kiệm không khó, theo đó mà giàu: Cách giúp bạn tiết kiệm hiệu quả và dễ dàng



Nỗ lực tập trung là chìa khóa khi bạn vốn không phải là người có tính tiết kiệm.



Hầu hết chúng ta đều muốn có thể tiết kiệm nhiều tiền hơn nhưng khi không có kế hoạch khả thi và những thói quen tốt, bạn rất dễ rơi vào tình trạng thiếu mục tiêu tài chính. Mọi thứ trở nên khó khăn, dường như việc tiết kiệm không ủng hộ bạn. Trước khi bạn nhận ra điều đó, cuối tháng đã đến và bạn vẫn còn rất xa vời với kế hoạch tiết kiệm kia. 


Bằng cách tập trung vào từng thành công nhỏ mà bản thân đạt được, thực hiện gửi tiền tự động và chống lại các cám dỗ, bạn có thể đi đến con đường ổn định tài chính. Dưới đây là những cách giúp bạn thiết lập thói quen tiết kiệm nhiều tiền hơn, khiến điều này trở thành một phần của lối sống. 


Trân trọng từng cột mốc nhỏ




Tiết kiệm không khó, theo đó mà giàu: Cách giúp bạn tiết kiệm hiệu quả và dễ dàng







Khi bạn mới bắt đầu với việc tiết kiệm, đừng quá căng thẳng. Ngay cả khi bạn chỉ có thể dành ra 100 nghìn đồng, hãy tập trung vào thực tế là bạn đang tiết kiệm được tiền từ việc cắt giảm ăn vặt chẳng hạn. 


Hãy cho phép bản thân bắt nhịp từ từ. Nếu bạn tiết kiệm 100 nghìn mỗi tuần, bạn sẽ có 400 nghìn mỗi tháng và 5,2 triệu đồng vào cuối năm. Miễn là bạn đang đi đúng hướng, hãy tập trung vào điều thực sự quan trọng: thiết lập thói quen tiết kiệm.


Khi bạn có được động lực, bạn có thể xem xét ngân sách của mình và tìm ra các cơ hội tiết kiệm mà bạn có thể chưa nhận ra ngay lúc này. Nếu bạn không chắc nên bắt đầu từ đâu hay tiết kiệm bao nhiêu là phù hợp, đây là một gợi ý: Bắt đầu bằng cách tiết kiệm 1% thu nhập hàng tháng của bạn và tăng 1% mỗi tháng.



Thiết lập chuyển tiền tự động


Việc thiết lập chuyển khoản tự động từ tài khoản chính sang tài khoản tiết kiệm có thể giúp bạn bắt đầu tiết kiệm tiền mà không cần suy nghĩ về điều đó. Nếu tài khoản chính và tài khoản tiết kiệm của bạn ở cùng một ngân hàng, điều này sẽ dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần mở tài khoản tiết kiệm cần thiết cho các mục tiêu khác nhau, sau đó thiết lập chuyển khoản tự động hàng tháng (hoặc hàng tuần) từ tài khoản chính sang tài khoản tiết kiệm. 


Việc thiết lập chuyển tiền tự động sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện được việc tiết kiệm hơn. Ngay khi chưa nhìn thấy, sờ vào những đồng lương của mình, một phần trong chúng đã được chuyển thẳng đến tài khoản tiết kiệm. 


Đặt câu hỏi trước khi quyết định mua 


Tiết kiệm không khó, theo đó mà giàu: Cách giúp bạn tiết kiệm hiệu quả và dễ dàng


Hãy đảm bảo rằng bạn đang chi tiền ra cho những thứ thực sự cần thiết. Nếu bạn coi một kỳ nghỉ quan trọng đối với mình hơn những gói đồ ăn nhẹ, bữa trà sữa mỗi chiều, có lẽ đã đến lúc bạn nên cắt giảm đồ ăn vặt để tiết kiệm tiền trong hóa đơn tạp hóa và sau đó khoản tiền này có thể được đưa vào quỹ du lịch của bạn.


Cho dù bạn có sở thích là gì, điều quan trọng là hãy ngừng mua sắm một cách thiếu suy nghĩ. Hãy tự hỏi bản thân liệu khoản chi này có thực sự đem lại hạnh phúc cho bạn hay giúp bạn đến gần với mục tiêu của mình.


Nếu đó không phải là thứ thực sự cần thiết (như thức ăn, nước uống và chỗ ở) và nó không giúp bạn hạnh phúc hơn hay giúp ích gì cho bạn, hãy cắt giảm nó.


Mẹo quyết định mua hàng 


Một trong những cách đơn giản nhất để quyết định mua hàng là xác định xem bạn sẽ mất bao nhiêu giờ làm việc để có được khoản tiền đó. 


Ví dụ, nếu bạn kiếm được 50 nghìn đồng một giờ và bạn muốn mua một chiếc ví 400 nghìn, bạn nên nghĩ xem chiếc ví đó có xứng đáng với 8 giờ làm việc của mình không. Tự hỏi bản thân xem bạn có muốn chiếc ví đó hơn việc đến gần hơn với mục tiêu tiết kiệm không. Nếu câu trả lời chỉ là không, hãy bỏ qua nó. 


Cách quy đổi này cũng khuyên bạn nên đặt ra thời gian chờ cho các giao dịch mua trước khi thực hiện. Nếu một thứ gì đó có giá hơn 100 nghìn đồng, hãy cho bản thân một ngày để suy nghĩ về nó. Sau 24 giờ, bạn có thể thấy mình không thực sự muốn nó nhiều như mình vẫn tưởng.


Mục tiêu ở đây rất đơn giản, đó là bạn hãy trở thành một người tiêu dùng hợp lý. Bạn sẽ thấy việc tiết kiệm dễ dàng hơn mình tưởng.


Ngân sách phù hợp 


Một lý do phổ biến khiến nhiều người đến cuối tháng vẫn tự hỏi tất cả những đồng tiền của mình đã đi đâu chính là là họ không tính đến bất kỳ khoản chi tiêu phụ nào. Đừng mắc phải sai lầm này.


Thay vào đó, hãy xem xét từng khoản chi tiêu của mình và kiểm tra liệu mình có đang chi tiêu nhiều hơn hay ít hơn số tiền dự kiến. Bạn nên theo dõi số tiền ngân sách đặt ra và số tiền bạn thực sự chi tiêu, phần chênh lệch sẽ được chuyển sang tài khoản tiết kiệm.


Khi xây dựng ngân sách, không nên đặt ra mọi thứ quá khắt khe, thiếu thực tế. Một chế độ giảm cân quá khắc nghiệt sẽ khiến bạn muốn từ bỏ ngay khi vừa bắt đầu. 


Không ngân sách không phải là phương án tệ 


Tiết kiệm không khó, theo đó mà giàu: Cách giúp bạn tiết kiệm hiệu quả và dễ dàng


Không phải tất cả các chiến lược đều hiệu quả với tất cả mọi người. Không phải ai cũng là người vốn tiết kiệm và không phải ai cũng thích việc lập ngân sách hay theo dõi các bảng tính.


Nếu chỉ nghĩ đến việc phải theo dõi tỉ mỉ các khoản chi tiêu bạn đã thấy nhàm chán hay mệt mỏi, có một phương pháp khác mà bạn có thể thử chính là không ngân sách. Bạn chỉ cần đơn giản là rút khoản tiết kiệm của mình từ lúc có thu nhập đến và chi tiêu trong số tiền còn lại. Không có danh mục ngân sách nào để theo dõi, miễn là bạn sống sót được với số tiền đó cho đến cuối tháng. Sau một thời gian, bạn sẽ tìm ra tỷ lệ tiết kiệm phù hợp với mình và một nguyên tắc chung bạn có thể tham khảo là tiết kiệm 20% thu nhập. 


Kỷ niệm những cột mốc, bám sát mục tiêu 


Tiết kiệm tiền thường có nghĩa là phải phải hy sinh sự thoải mái ở một mức độ nhất định và điều này có thể khiến không ít người bị suy sụp trong một thời gian. Nếu những hạn chế chi tiêu bạn tự áp đặt thực sự quá nghiêm ngặt, bạn có thể thất bại một cách nhanh chóng.


Hãy dành tặng cho bản thân một phần thưởng nào đó khi đạt được một cột mốc. Ví dụ bạn có mục tiêu dài hạn là tiết kiệm 100 triệu đồng và bạn sẽ cắt giảm ăn vặt, hạn chế tối đa việc ăn hàng quán, hãy đặt ra các mục tiêu nhỏ hơn. Khi bạn đạt được mốc 20 triệu đồng, hãy tự thưởng cho mình một ly trà sữa hoặc rủ bạn bè đi cà phê, gặp gỡ.


Không có lý do gì để bạn biến việc tiết kiệm tiền trở thành một trải nghiệm hoàn toàn khốn khổ. Bằng cách tự thưởng cho mình những phần thưởng nhỏ, bạn sẽ tăng thêm động lực cho mình, củng cố suy nghĩ bạn đang làm đúng. 






Theo Bảo Anh. (Theo The Balance) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét