“Món ăn có ngon, có dinh dưỡng như thế nào mà bé không chịu hợp tác và tiếp nhận thì công sức coi như “đổ bể”, đây là bài học quý giá mình đúc kết được sau một năm làm mẹ”. Lời chia sẻ này là mở đầu cho câu chuyện lựa chọn dầu ăn dặm của chị N.T.T- một nhân viên văn phòng ở Sài Gòn.
Cách đây hơn một năm, khi bắt đầu mang thai bé thứ hai, với mong muốn rút kinh nghiệm để nuôi con khỏe và nhàn hơn, chị nhìn lại hành trình nuôi dạy bé đầu của mình.
Lựa chọn dầu ăn dặm gây stress nhiều hơn tất cả
Đọc các tin tức, chị hiểu chất béo và dầu ăn là dưỡng chất quan trọng cho quá trình phát triển của bé, đặc biệt trong 3 năm đầu đời. 60% mô não được hình thành từ chất béo và đến 3 tuổi bộ não sẽ đạt được 90% độ hoàn thiện, vì vậy hơn ai hết chị biết rằng lựa chọn và cung cấp nguồn chất béo tốt là thiết yếu cho con. Thế là khi bé bắt đầu ăn dặm, nghe ai mách dầu nào tốt cho não, cho mắt là chị rinh về ngay. Mỗi ngày khi hoàn thành cháo súp “ngon bổ nhất đời”, chị sẽ thêm một muỗng dầu, hy vọng con ăn vào sẽ thông minh hơn. Nhưng rồi, đời không như mơ, dù đã “lao tâm khổ tứ” tất bật lựa chọn nguyên liệu tươi ngon nhất, rồi xông pha vào bếp tỉ mẩn chuẩn bị từng món, nhưng bé nhà chị vẫn có dấu hiệu biếng ăn, rồi táo bón, càng nạp nhiều dinh dưỡng, bé lại càng còi cọc. Không những vậy, chị còn phải đối mặt với “trận chiến bếp núc”. Chị chọn hẳn 5-6 loại dầu ăn dặm cho bé, thấy bé có vẻ chán ăn, không hợp tác là chị đổi loại mới ngay, nhưng bé chưa ăn được bao nhiêu mà mở nắp tầm năm bữa nửa tháng thì dầu lại bắt đầu bị ôi, có mùi nên đành phải vứt và mua mới. Xót tiền xót con, một năm đầu làm mẹ bỉm của chị stress vô cùng..
Dù chuẩn bị kỳ công, bé vẫn biếng ăn
Rồi tình cờ được “khai sáng” với một loại dầu ăn dặm từ Nhật Bản
“Trong một lần đi tham dự triển lãm “Mẹ bầu và bé” mình tình cờ được “khai sáng” kiến thức ăn dặm tưởng chừng rất cơ bản nhưng trong quá trình thực hành vì quá chăm bẵm vào việc con “sáng mắt, sáng não” mà đã quên đi. Những năm tháng đầu đời, bé vô cùng nhạy cảm với hương vị, khi bắt đầu tập một món ăn mới, thể nào bé cũng chép chép vài cái trước khi quyết định ăn hay không. Và hơn tất cả, bé rất dễ chán ăn. Biết điều này nên mình rất hay đổi món. Nhưng có một sai lầm mình đã phạm phải, đến giờ khi ngộ ra mới thấy thật ngớ ngẩn. Các mẹ biết là gì không?”. Chị nhoẻn miệng cười ra điều sắp nói lời tâm đắc “Dù mỗi ngày mình có lựa chọn, chế biến món ăn từ các nguyên liệu khác nhau nhưng lại cùng một loại dầu ăn dặm (ngày xưa mình hay dùng dầu olive, dầu cá là loại dầu mùi đặc trưng), nên dù có “lao tâm khổ tứ” thế nào khi nấu nướng, thì lúc cho một muỗng dầu vào sau cùng thì “trăm món y một vị”. Món ăn có ngon, và dinh dưỡng thế nào mà bé không chịu hợp tác, thì coi như “đổ bể”, đây có lẽ là một bài học quý giá đúc kết được sau một năm làm mẹ.
Và, mình được giới thiệu loại dầu ăn dặm chiết xuất từ cám gạo Nhật Bản. Các mẹ biết không, mình đã rất ngạc nhiên khi được nghe thử mùi. Dầu gần như không mùi, khi cho vào cháo súp hương vị từng loại rau củ hay tôm, bò… được nổi bật. Nhờ vậy, từ khi đổi sang dầu gạo, khi mình vừa đút vừa thỏ thẻ “Hôm nay con ăn cháo tôm đấy, có thấy ngon không” bé cười tít mắt và há miệng… làm mẹ rồi, hạnh phúc nhiều khi chỉ đơn giản như vậy thôi.”
Dầu gạo vàng trong, thanh dịu
Phát triển thể chất toàn diện
Chị cũng tâm sự, “vì lúc đầu quá chăm chăm việc lựa chọn sản phẩm phát triển trí não mà đã quên rằng thể chất mới chính là nền tảng quan trọng. Bé có khỏe mạnh, có ăn ngon thì mới có thể vui vẻ học hỏi, khám phá. Và mình rất vui khi biết rằng loại dầu gạo này chính là bước khởi đầu giúp bé hoàn thiện thể chất bằng việc giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ hệ tiêu hóa non yếu của bé.”
Trong giai đoạn đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé phải làm việc vất vả để tiêu hóa thức ăn thô nên dễ bị táo bón. Trong dầu gạo nhiều chất xơ thực vật giúp hỗ trợ đường tiêu hóa và các hoạt động đường ruột, ngăn ngừa táo bón tốt hơn cho bé.
Ngoài ra, trong dầu gạo còn có rất nhiều Vitamin E tự nhiên tham gia vào quá trình chuyển hóa, bảo vệ tế bào, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp chống lại các vi khuẩn, vi trùng gây hại.
Một trí tuệ thông minh cần dựa trên nền tảng cơ thể khỏe mạnh, đúng không các mẹ!
Bé ăn ngon hơn từ khi có dầu gạo
Thật là một chai dầu “nhỏ mà có võ”
Một điểm cộng rất lớn ở dầu gạo là tính “đa năng”. Chỉ trong chai dầu bé tí ti mà có thể “cân” tất cả các món. Mình bắt đầu luộc súp lơ, cà rốt cho bé tập “bộ nhai” từ tháng thứ tám, việc cho thêm một muỗng dầu gạo vào nước luộc giúp tạo màng bảo vệ vitamin A, D, K vốn dễ mất đi nếu chỉ luộc với nước đơn thuần.
Qua một tuổi, những món bánh ăn dặm như khoai tây chiên, bánh nhúng vừa giúp bé hấp thu chất béo tốt, lại có thể làm đa dạng thực đơn cho bé.
Ngoài ra, mình còn được biết thêm chai dầu ăn dặm này đến từ một thương hiệu uy tín của Nhật, được làm 100% cám gạo Nhật Bản, nằm trong danh sách 28 nguyên liệu không gây dị ứng, không đột biến gen và chất bảo quản. 50% trường học tại Nhật cũng đang sử dụng trong nấu ăn bữa trưa nên mình rất yên tâm.
Có nhiều trường học của Nhật đang dùng dầu gạo
“Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông”, đến khi nuôi dạy bế bồng, trông mong con lớn từng ngày mình mới thấm thía câu nói này, từ khi làm mẹ, mình học cách kiên nhẫn, quan sát và nương theo con. Sau này lớn lên không cần con quá thông minh, mình chỉ mong con khỏe mạnh, làm điều mình thích và sống hạnh phúc.
Vì vậy, bây giờ, mình muốn dành những lựa chọn tốt đẹp nhất, muốn con mình ăn no, ngủ khỏe…và mình chọn dầu gạo Tsuno để đồng hành chặng đường ăn dặm này.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét