Phớt lờ mồ hôi trộm hay nghiêm túc lo lắng về nó – Mẹ thuộc “team” nào?

Phớt lờ mồ hôi trộm hay nghiêm túc lo lắng về nó – Mẹ thuộc “team” nào?



Thái độ quan tâm hay hờ hững của mẹ đối với vấn đề trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm liệu rằng sẽ ảnh hưởng gì đến tình trạng sức khỏe của con?.



Thái độ lo lắng hay không quan tâm của mẹ đối với trạng thái trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm chi phối cách thức mà mẹ áp dụng để chăm sóc con, từ đó gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của thiên thần nhỏ. Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiện đang là một trong những vấn đề khiến các mẹ “chia team” bình luận về nó. Nếu có nhóm mẹ luôn lo lắng, trăn trở và chủ động tìm hiểu kĩ về vấn đề, thì cũng có nhóm các mẹ xem nhẹ vấn đề, cho rằng nó chỉ là tình trạng sinh lý bình thường. Và dù thuộc team nào, điều mẹ cần biết chính là: Cũng tương tự như những biểu hiện khác trên cơ thể trẻ sơ sinh, mồ hôi trộm là vấn đề cần được mẹ hiểu đúng và áp dụng biện pháp xử lý hiệu quả. Nếu tình trạng kéo dài, sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ sẽ bị ảnh hưởng: nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da, mất nước.v.v..


90% các mẹ thuộc “team không quan tâm” vấn đề mồ hôi trộm


Khi được hỏi về mồ hôi trộm, mẹ bầu Phan Anh (Quận 3) chia sẻ: “Mình không nghĩ việc đổ mồ hôi trộm sẽ gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con. Mình đơn giản nghĩ rằng bé sơ sinh dành phần lớn thời gian là nằm ngủ, vậy thì bé đổ mồ hôi ở trạng thái không hoạt động nhiều thì gọi là mồ hôi trộm mà thôi, chẳng cần phải lo lắng.”


Không chỉ riêng mẹ Phan Anh, gần đây, một khảo sát trên Vnexpress cho ra kết quả: 90% các mẹ tham gia đều đưa ra những đáp án không chính xác đối với vấn đề mồ hôi trộm, đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Cụ thể, đa phần các mẹ mặc định mồ hôi trộm chỉ là tình trạng sinh lý bình thường, hay như mồ hôi trộm chỉ xuất hiện lấm tấm trên vùng đầu, vùng trán của trẻ sơ sinh.v.v.. Thế nhưng đây là định nghĩa “thiếu” về vấn đề mồ hôi trộm. Chính vùng lưng bụng mồ hôi xuất hiện nhiều, dễ khiến trẻ bị cảm lạnh lại không được nằm trong “tầm ngắm” quan tâm của mẹ.


Cũng như những biểu hiện ngoài da tưởng chừng “chẳng sao cả”, trẻ đổ mồ hôi kéo dài và không được mẹ quan tâm kịp thời, áp dụng các giải pháp đúng đắn thì sức khỏe của trẻ nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, tình trạng mồ hôi trộm kéo dài dễ khiến trẻ bị cảm lạnh, nếu không phát hiện kịp thời, trẻ sẽ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, viêm nhiễm ngoài da (mụn nhọt, rôm sảy, nấm ngứa…). Đáng lưu ý, đổ mồ hôi trộm thường xuyên sẽ khiến trẻ bị mất nước, dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, cơ thể suy kiệt, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ. Cũng chính vì điều này mà mẹ cần phải có những giải pháp đúng đắn để chăm sóc trẻ hiệu quả hơn, tránh những hệ quả không tốt có thể xảy ra đối với cơ thể trẻ nhỏ vốn vô cùng nhạy cảm.


Giải pháp hiệu quả chăm sóc trẻ đổ mồ hôi trộm…dù mẹ thuộc team nào


Để có thể chăm sóc trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm hiệu quả, mẹ cần hiểu đúng về tình trạng: Mồ hôi trộm xuất hiện nhiều ở vùng có nhiều tuyến mồ hôi như lưng bụng, trán, vùng dưới cánh tay, lòng bàn tay bàn chân, bẹn háng. Trong số đó, đáng chú ý, đổ mồ hôi vùng lưng bụng ảnh hưởng nhiều đến trẻ sơ sinh, bởi phần lớn thời gian trong ngày là dành cho việc nằm ngủ, trẻ đổ mồ hôi vùng này nhiều nhưng lại ít được mẹ chú ý đến.


Khi đổ mồ hôi trộm, trẻ thường sẽ cảm thấy khó chị, quấy khóc nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ – điều vốn rất quan trọng đối với 3 tháng đầu đời của trẻ sơ sinh. Mẹ thường không để ý lau mồ hôi lưng khi trẻ ngủ, hoặc nếu có để ý thì ngại xê dịch tư thế của trẻ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Kết quả, điều này khiến mồ hôi ứ đọng, trẻ sẽ có thể bị cảm lạnh, nguy cơ gây nên các chứng bệnh về hô hấp, các vấn đề ngoài da như mụn nhọt, rôm sảy, nấm ngứa.v.v..


Tuy nhiên, để chủ động xử lý vấn đề trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm, mẹ cần ghi nhớ: tạo cho trẻ sơ sinh một không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ lý tưởng vào khoảng 27-28oC. Bên cạnh đó, bản chất nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh cao hơn người lớn, do vậy cần cho trẻ mặc quần áo làm bằng các loại vải thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, đồng thời không ủ ấm trẻ quá mức để tránh nhiệt độ cơ thể càng tăng cao.


Phớt lờ mồ hôi trộm hay nghiêm túc lo lắng về nó – Mẹ thuộc “team” nào?


Mẹ cần cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không quấn kín trẻ để thoáng mồ hôi.


Một trong những bí kíp mẹ hiện đại không thể bỏ qua chính là chọn tã dán sơ sinh với thiết kế đặc biệt hỗ trợ thấm hút mồ hôi vùng lưng bụng của trẻ hiệu quả hơn. Cụ thể, trên thị trường hiện nay đã có sản phẩm tã dán dành cho trẻ sơ sinh có phần thiết kế đệm thun thấm hút mồ hôi vùng bụng và lưng, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc giữ cho làn da trẻ luôn khô thoáng. Tã dán sơ sinh với đệm thun thấm mồ hôi là bước tiến công nghệ trong việc thấu hiểu cơ thể trẻ sơ sinh, những “yêu cầu không lời” của trẻ nhỏ. Tã dán sơ sinh có đệm thun thấm mồ hôi sẽ giúp mẹ yên tâm vì con được giữ khô thoáng hoàn toàn.


Phớt lờ mồ hôi trộm hay nghiêm túc lo lắng về nó – Mẹ thuộc “team” nào?


Chọn tã dán sơ sinh với đệm thun thấm mồ hôi sẽ giúp cho trẻ luôn khô thoáng vùng lưng bụng, tránh tình trạng ẩm ướt, trẻ ngủ ngon và tròn giấc.


Thay vì lo ngại mồ hôi trộm có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, mẹ hãy chủ động tìm hiểu về nó và thu thập những kiến thức cần thiết để chăm sóc con dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Và hãy nhớ là, bất kỳ một tình trạng nào, dù nhỏ nhất xuất hiện trên cơ thể trẻ sơ sinh cũng là một “dấu hiệu ngầm” thông báo cho mẹ về tình trạng sức khỏe của thiên thần nhỏ, đừng lơ là mẹ nhé!


Phớt lờ mồ hôi trộm hay nghiêm túc lo lắng về nó – Mẹ thuộc “team” nào?






(thoidaiplus.giadinh.net.vn).

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét