Nhấp nhổm muốn “nhảy việc”? Đây là 6 câu nhất định bạn phải tự hỏi mình

Nhấp nhổm muốn “nhảy việc”? Đây là 6 câu nhất định bạn phải tự hỏi mình



6 câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định đúng đắn hơn quyết định của mình trước khi thu dọn đồ đạc và tìm đến một vị trí mới.



Câu ngạn ngữ nổi tiếng của Benjamin Franklin (một trong 7 “người cha lập quốc” của Mỹ), “Thất bại trong chuẩn bị cũng có nghĩa là chuẩn bị thất bại”. Điều này hoàn toàn đúng đắn trong trường hợp bạn nhấp nhổm muốn nghỉ việc để đi tìm một công việc mới.


Mỗi lần “nhảy việc” đòi hỏi bạn phải có một sự chuẩn bị nhất định. Nhiều người không ngừng nói rằng mình muốn chuyển việc nhưng họ lại không biết mình phải bắt đầu từ đâu. Việc nghiên cứu vị trí bạn định chuyển đến cũng như xem xét đến các khía cạnh như thu nhập, đãi ngộ là điều cần thiết song chưa phải là tất cả. Trước khi đưa ra quyết định quan trọng này, đây là 6 câu hỏi mà bạn cần trả lời được.


1. Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn thế nào?




Nhấp nhổm muốn “nhảy việc”? Đây là 6 câu nhất định bạn phải tự hỏi mình







Những người đầy tham vọng và sáng tạo thường đã quen với việc kiểm tra các giới hạn vùng an toàn của mình. Nhưng nhớ rằng, không phải ai cũng dễ dàng thích nghi với lối sống tự do, thu nhập không ổn định, đặc biệt là khi trước đó bạn có công việc thu nhập ổn định.


Bạn có thể đã thích vị trí công việc mình nhắm đến ở công ty mới song trước khi “nhảy việc” bạn cần đảm bảo được về khả năng đáp ứng của mình, thành thật xem liệu có phải bạn muốn chuyển việc để ở gần hơn với gia đình, bạn bè.


Thay đổi công việc đã căng thẳng, chuyển đến một công việc mới ở nơi xa sẽ lại càng đòi hỏi bạn phải suy nghĩ kỹ càng hơn. Liệu bạn có mất nhiều thời gian để làm quen, thậm chí là sút cân, ảnh hưởng đến sức khỏe hay chút mới mẻ có đem đến sự hứng khởi cho bạn? Chuyển việc sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn khi bạn có niềm tin và dám chấp nhận rủi ro.



2. Nhu cầu đối với công việc của bạn thế nào ở nơi đó?


Việc tìm kiếm các dữ liệu về kinh tế khu vực sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát. Nếu thị trường việc làm ở thành phố mới bạn muốn chuyển đến khá giống với nơi bạn ở hiện tại, điều đó sẽ thuận lợi hơn. Nếu có sự khác biệt nhiều thì cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ dựa vào khả năng thích ứng với các ngành mới nổi hoặc có liên quan đến các kỹ năng của bạn.


Bạn cần tìm hiểu về nhu cầu lao động ở thành phố đó, trình độ học vấn, môi trường, tỷ lệ thất nghiệp, thuế cũng như triển vọng kinh tế. Ai đó có thể bảo với bạn rằng nơi đó rất dễ kiếm việc nhưng việc tự tìm hiểu, nghiên cứu sẽ luôn là điều tốt nhất, giúp bạn chủ động trong mọi tình huống.


3. Bạn có sẵn sàng nhận lương ít hơn để có thời gian rảnh hơn, làm điều mình thích?


Nhấp nhổm muốn “nhảy việc”? Đây là 6 câu nhất định bạn phải tự hỏi mình


Quyết định chuyển việc luôn là một trong những quyết định rất quan trọng và không kém phần căng thẳng. Một trong những yếu tốt bạn cần xét đến chính là thu nhập.


Đừng chỉ xem xét đến mức lương đề ra của công ty mà bạn cần có cái nhìn bao quát hơn, về chế độ thưởng phạt, du lịch, khám sức khỏe của công ty, chi phí sinh hoạt nơi đó (tiền thuê nhà, tiền ăn…).


Hãy so sánh chi phí sinh hoạt và chất lượng cuộc sống ở khu vực hiện tại của bạn và nơi bạn muốn chuyển đến. Liệu bạn có chấp nhận một công việc với thu nhập thấp hơn nhưng có nhiều thời gian rảnh hơn không?


4. Bạn đã đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng?


Nhiều người thậm chí đã “nhấp nhổm” muốn nghỉ việc trong khi chưa nhận được sự đồng ý ở vị trí mới. Dù có thể tình hình khá hứa hẹn song không bao giờ là thừa để bạn có thêm sự chắc chắn.


Hãy đặt mình vào vị trí của nha tuyển dụng để nghĩ xem, liệu mình có phải là sự lựa chọn phù hợp của họ. Thường thì sự thuận tiện và chi phí là hai lý do lớn khiến các nhà quản lý tuyển dụng ưu tiên hơn những người ở địa phương đó. Họ sẽ có thể tiết kiệm được chi phí và nhân viên có thể gắn bó lâu dài với họ hơn.


Nếu bạn quyết định rời đi, hãy khiến cho nhà tuyển dụng yên tâm hơn bằng cách liệt kê các mối quan hệ thân thiết mà bạn có ở địa phương đó, thể hiện rằng bạn có khả năng gắn kết, cống hiến lâu dài cho công ty.


5. Liệu có nên trau dồi thêm nghiệp vụ hay phát triển kỹ năng mềm? 


Trong vòng 10 năm qua, nền kinh tế đã có những thay đổi đáng kể. Hãy xem xét đến triển vọng ngành nghề của bạn trong những năm tới. Bất kể bạn đang ở lĩnh vực nào, việc có được một kỹ năng mới sẽ giúp bạn có thể tự tin hơn, khả năng tìm được công việc phù hợp với mức đãi ngộ tốt hơn.


Bạn có thể cần tăng cường bằng cấp, học thêm các khóa học nâng cao nghiệp vụ hay thử sức với một vài lĩnh vực mới hay nâng cao các kỹ năng mềm của mình. Cũng giống như trước một buổi phỏng vấn xin việc, việc nghiên cứu và có sự chuẩn bị kỹ càng sẽ đem lại cho bạn nền tảng vững chắc để thực hiện bước tiếp theo.


6. Tôi có nên nghỉ việc và chuyển đi không?


Trước khi bắt đầu một cuộc sống mới mà bạn nghĩ rằng rất có tiềm năng ở thành phố mới, hãy tìm hiểu những điều sau:


Việc thuê nhà hay mua nhà sẽ tiết kiệm chi phí hơn?


Mức sống ở đó thế nào?


Bạn sẽ mất bao lâu cho việc di chuyển? Đi lại có thuận tiện không? Con đường đi làm mới của bạn sẽ mất bao lâu?


Các hoạt động giải trí của người dân ở nơi đó thế nào? Họ thích các hoạt động ngoài trời hay gì?


Bạn sẽ làm gì trong thời gian rảnh rỗi?


Không ai hoàn toàn biết trước những rủi ro khi bạn bước chân vào một vị trí công việc mới, một nơi ở mới. Tuy nhiên với sự chuẩn bị chu đáo, bạn sẽ có khả năng thích nghi và đối phó, xử lý vấn đề tốt hơn.






Theo Bảo Anh. (Theo Topresume) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét