Cho rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp loại bỏ chất độc bào thai, giúp trẻ sau khi chào đời sẽ có làn da mịn màng, không bị vàng da nên thai phụ đã ăn 100 quả trứng ngỗng trong suốt thai kỳ.
Mẹ bầu ăn gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi, nên khi mang thai các bà mẹ cần phải đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng. Tại Trung Quốc, nhiều người tin rằng ăn trứng ngỗng khi mang thai thì bào thai sẽ không bị nhiễm độc, đứa trẻ khi sinh ra không bị chàm da, vàng da và sức khỏe rất tốt.
Vì vậy, khi chị Tú Y (sống ở tỉnh Sơn Đông) mang thai ở tuần 27, mẹ chồng chị đã nhờ người ở quê mua cho 100 quả trứng ngỗng để ăn đến lúc sinh con. Bà dặn chị mỗi ngày phải ăn ít nhất 1 quả, vì ăn trứng ngỗng sẽ sinh con trai, bào thai sẽ được loại bỏ các chất độc hại, đứa trẻ sinh ra sẽ có làn da mịn màng.
Nghe mẹ chồng nói vậy, chị Tú Y cũng đành làm theo. Mỗi ngày chị đều ăn một quả, hết luộc rồi rán, tới nỗi chị ngán tới mức chỉ cần nhìn thấy trứng ngỗng cũng buồn nôn. Nhưng nghĩ tới đứa con trong bụng, bà bầu lại cố gắng ăn và cuối cùng cũng hoàn thành “nhiệm vụ khó khăn này”.
Tú Y đã ăn 100 quả trứng ngỗng trong suốt thời gian mang thai. (Ảnh minh họa)
Tới ngày dự sinh, ca sinh nở của chị Tú Y diễn ra vô cùng thuận lợi. Đứa trẻ quả thực có làn da rất mịn nên sản phụ rất vui, không bõ công chị vất vả ăn trứng ngỗng nhiều như vậy. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, đứa trẻ bị vàng da và phải điều trị. Việc này khiến sản phụ rất thất vọng, liền hỏi bác sĩ: “Tôi đã ăn 100 quả trứng ngỗng trong suốt thai kỳ để loại bỏ chất độc trong bào thai. Tại sao con tôi vẫn bị vàng da?”.
Nghe câu hỏi của người mẹ, bác sĩ ngán ngẩm không nói nên lời. “Trong y học hiện đại chưa từng có thuật ngữ loại bỏ chất độc bào thai. Cái gọi là công thức loại bỏ chất độc bào thai bằng cách ăn trứng ngỗng là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Vàng da, chàm da ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất phổ biến, với nhiều yếu tố liên quan như di truyền, môi trường, khả năng miễn dịch,…”, bác sĩ từ tốn giải thích.
Đứa trẻ sinh ra bị vàng da khiến người mẹ thất vọng. (Ảnh minh họa)
Sau khi nghe bác sĩ giải thích xong, Tú Y vô cùng choáng váng, nhớ lại nỗi sợ ăn trứng ngỗng khi mang thai. Hóa ra, mọi sự cố gắng của chị từ trước tới nay đều vô ích.
Theo các chuyên gia, hàm lượng calo và chất béo trong trứng ngỗng cao hơn nhiều so với trứng gà, trứng vịt, thậm chí là trứng vịt lộn. Tuy nhiên, chất đạm lại thấp hơn, chỉ có nhiều hơn một chút về các nguyên tố vi lượng. Vì vậy, ăn trứng ngỗng không tốt bằng ăn trứng gà, trứng vịt, thậm chí nếu ăn quá nhiều còn gây ra một số hệ quả như:
1. Mất cân bằng chất dinh dưỡng
Mỗi quả trứng ngỗng nặng khoảng 250g. Theo hướng dẫn về chế độ ăn uống, lượng protein bà bầu nạp vào cơ thể trong tam cá nguyệt thứ 3 không được vượt qua 250g từ thịt, trứng, cá. Trong khi đó, một quả trứng ngỗng lại có khối lượng bằng số thực phẩm đó. Vì vậy, nếu vừa ăn trứng ngỗng vừa ăn những thực phẩm khác sẽ gây ra sự mất cân bằng về dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
2. Thai nhi to vượt mức bình thường
Một quả trứng ngỗng có hàm lượng chất béo và cholesterol không hề thấp, nếu bổ sung thêm các thành phần khác trong ngày thì lượng chất béo nạp vào cơ thể mỗi ngày chắc chắn sẽ vượt quá tiêu chuẩn. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh, nếu nạp quá nhiều chất béo sẽ khiến thai nhi to vượt mức bình thường, gây khó khăn cho mẹ bầu khi sinh nở.
3. Dễ khiến mẹ bầu thiếu canxi
Nếu uống sữa sau khi ăn trứng ngỗng, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ khiến mẹ bầu dễ bị thiếu canxi và chuột rút, từ đó dẫn đến tình trạng đau lưng.
Xem thêm chủ đề Tin tức mẹ bầu
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét