Sinh mổ tối đa được mấy lần? Đừng bỏ qua bài viết này

Sinh mổ tối đa được mấy lần? Đừng bỏ qua bài viết này



Vì nhiều lý do mà nhiều mẹ bầu  phải trải qua ca sinh mổ bắt con. Việc sinh con theo cách này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, kể cả cho những lần mang thai sau. Vậy sinh mổ tối đa được mấy lần để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ lẫn thai nhi?


Theo các chuyên gia sản khoa, việc sinh mổ nhiều lần có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của cả bạn lẫn bé cưng. Chính vì điều này mà những mẹ phải trải qua ca sinh mổ cần thận trọng hơn về khoảng cách giữa các lần mang thai.


Mẹ sinh mổ tối đa được mấy lần thì tốt?


Không có lời giải cụ thể cho thắc mắc “Sinh mổ tối đa được mấy lần”, bởi thực tế có những sản sản phụ vẫn đẻ mổ lần 3, thậm chí lần 4 mà vẫn suôn sẻ. Nhưng nhìn chung, giới chuyên gia khuyến cáo chỉ nên áp dụng biện pháp sinh mổ tối đa 2 lần, còn lại có tiếp tục hay không sẽ phải dựa vào kết quả đánh giá sức khỏe, tiền sử y tế của người mẹ mới quyết định được.



Nếu đã từng sinh mổ, liệu bạn có buộc phải mổ lấy thai trong lần sinh con tới hay không?


Sinh mổ tối đa được mấy lần? Đừng bỏ qua bài viết này



Mỗi lần sinh con là một trải nghiệm khác biệt nên sẽ không biết chính xác sinh mổ tối đa được mấy lần hay mẹ sinh mổ rồi có thể sinh thường được không. Bạn có thể không phải sinh con theo cách này nếu không có các chống chỉ định của người có vết mổ trên thân tử cung như: vết mổ dọc thân tử cung (có nguy cơ dẫn đến vỡ tử cung), ngôi thai không phải ngôi chỏm, còn tồn tại nguyên nhân mổ lần trước (khung chậu hẹp/dị dạng, bệnh lý mẹ…)…. 


Những người từng sinh mổ thường có hai lựa chọn: một là tiếp tục đẻ mổ theo chỉ định của bác sĩ hoặc sinh thường qua ngả âm đạo. Nếu lần sinh con trước vết mổ là vết rạch ngang đoạn dưới tử cung, bác sĩ có thể khuyến nghị mẹ thử phương pháp “thử nghiệm chuyển dạ sau sinh mổ” (còn gọi là TOLAC) nhằm đánh giá khả năng có thể sinh con thuận tự nhiên hay không.


Rủi ro từ việc đẻ mổ liên tục: Mẹ thắc mắc sinh mổ tối đa được mấy lần cũng nên biết


Ngoài chuyện nắm được sinh mổ tối đa được mấy lần, bạn cũng nên tìm hiểu về những nguy cơ tiềm ẩn khi sinh con theo cách này. Số lần đẻ mổ càng nhiều thì mẹ càng dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như:


  • Vỡ tử cung (tình trạng tử cung bị xé rách một phần hay hoàn toàn làm ảnh hưởng đến bàng quang và hệ tiêu hóa)

  • Mất máu nhiều đến mức phải truyền máu trong trường hợp thai bám vào sẹo mổ cũ trên tử cung (hiện tượng này gọi là chửa vết mổ)

  • Gập phải các biến chứng ở bàng quang

  • Buộc phải cắt bỏ tử cung tại thời điểm sinh con (Nguy cơ tăng lên 1% sau lần sinh mổ thứ ba và 9% sau lần phẫu thuật thứ sáu)

  • Bất thường về nhau thai: nhau bong non, nhau tiền đạo hoặc nhau cài răng lược

  • Dính ruột

  • Lạc nội mạc tử cung tại vết mổ

  • Tê và đau tại vết mổ…

Sau sinh mổ nên đợi bao lâu thì mới được mang thai tiếp?


Sinh mổ tối đa được mấy lần? Đừng bỏ qua bài viết này



Vậy là bạn đã phần nào hiểu rõ về việc sinh mổ tối đa được mấy lần. Để cơ thể người mẹ có đủ thời gian phục hồi, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo nên chờ ít nhất 18 tháng cho lần mang thai kế tiếp kể từ sau khi sinh mổ. Việc mang thai sớm hơn 12 tháng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. Mặc dù vậy nhưng khoảng thời gian này còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng của vết sẹo mổ cũng như cơ địa và sức khỏe của từng cá nhân.


Để an tâm, tốt nhất bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ sản khoa. Hãy thảo luận với bác sĩ về các vấn đề như:


  • Nguy cơ sinh mổ lấy thai của tôi trong lần mang thai này có cao không

  • Bệnh viện tôi dự tính sinh có đủ nguồn lực để khắc phục những biến chứng trong quá trình vượt cạn hay không

  • Ngoài sinh mổ liệu tôi có thể sinh thường được không (nếu đây không phải là lần mang thai đầu tiên của bạn)…

Trên đây là những chia sẻ về vấn dề sinh mổ tối đa được mấy lần. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cơ sở nhằm đảm bảo việc sinh con diễn ra suôn sẻ.






Lịch tiêm chủng


Danh sách mũi tiêm cần thiết và lịch tiêm cho bé yêu của bạn theo độ tuổi!


Thử ngay!


Sinh mổ tối đa được mấy lần? Đừng bỏ qua bài viết này





Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:


  • Sinh mổ lần 4: Mẹ có thể gặp phải những rủi ro nào?

  • Quy trình của một ca sinh mổ diễn ra như thế nào?

  • 10 cách hồi phục sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng


Nguồn: Hello Bác sĩ




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét