Mẹ muốn biết trẻ sơ sinh thông minh hay không, nhìn bàn tay là đoán được ngay



Khi nhìn vào tín hiệu từ bàn tay, mẹ có thể đoán được chỉ số IQ của con thông qua một số cách đơn giản.





Mẹ muốn biết trẻ sơ sinh thông minh hay không, nhìn bàn tay là đoán được ngay - 1







Hầu hết bố mẹ đều xem trọng chỉ số thông minh của con, vì nếu một đứa trẻ sinh ra có chỉ số thông minh vượt trội sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình học tập và công việc sau này của trẻ.


Vậy mẹ nên làm thế nào để tính toán ra được điều này? Thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu được điều đó.


Mẹ muốn biết trẻ sơ sinh thông minh hay không, nhìn bàn tay là đoán được ngay - 3


Vì sao có thể nhận biết trẻ thông minh quan bàn tay?


Có thể nói chỉ số IQ liên quan mật thiết đến cuộc đời của một đứa trẻ, và bàn tay của trẻ là tín hiệu cho thấy mức độ chỉ số IQ mà trẻ đang có.


Trong quá trình cơ thể trẻ phát triển, sự phối hợp giữa tay và não của trẻ cũng phát triển theo, hầu hết các tín hiệu mà trẻ thông minh hay không đều thông qua bàn tay.


Thêm vào đó, bàn tay của trẻ là nơi tập trung của các tế bào thần kinh, ở trung tâm vận động của võ não, các tế bào thần kinh bàn tay có tỷ lệ lớn. Khi trẻ mới chào đòi, các ngón tay bắt đầu cử động, nếu trẻ cử động càng linh hoạt thì cho thấy trẻ rất thông minh, điều này cũng chứng tỏ vỏ não của trẻ rất phát triển.


Mẹ muốn biết trẻ sơ sinh thông minh hay không, nhìn bàn tay là đoán được ngay - 4


Bàn tay trẻ là nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh


Mẹ muốn biết trẻ sơ sinh thông minh hay không, nhìn bàn tay là đoán được ngay - 5


Các giai đoạn trẻ phát triển IQ thông qua bàn tay


Đầu tiên, khi trẻ từ 0 đến 1 tháng tuổi, trẻ đã có thể vô tình cầm ngón tay của mẹ và sẽ phản ứng lại với các cử động của ngón tay đó, mẹ có thể kiểm tra IQ của trẻ bằng việc sử dụng phương pháp “giao tiếp” này.



Thứ hai, khi trẻ ở giai đoạn từ 2 đến 3 tháng tuổi, tay trẻ chưa biết cách nắm chặt, sức lực vẫn còn yếu, khi vơ được vật gì trẻ sẽ cố gắng cầm nắm, nhưng sự phát triển của bản thân chưa theo kịp nên khả năng phối hợp không tốt. Lúc này, mẹ có thể cho con thử cầm nắm những vật dụng nhỏ để tăng sự tiếp xúc của trẻ.


Mẹ muốn biết trẻ sơ sinh thông minh hay không, nhìn bàn tay là đoán được ngay - 6


Trẻ bắt đầu biểu hiện trí thông minh thông qua việc nắm bàn tay mẹ


Thứ ba, đối với trẻ sơ sinh từ 4 tháng đến 6 tháng, sự phối hợp của các ngón tay đã tốt hơn trước, trẻ bắt đầu có cảm giác định hướng và dễ cử động hơn. Tuy nhiên, ngoài khả năng nắm được một số vật dụng thì lúc này trẻ bắt đầu cho một số thứ vào miệng.


Thứ tư, đối với trẻ từ 7 đến 9 tháng tuổi, bàn tay trẻ sẽ dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc cầm nắm đồ vật bằng tay, tuy nhiên khả năng bị rơi vẫn cao.


Thứ năm, trẻ từ 10 tháng đến 12 tháng tuổi, bàn tay của trẻ đã trở nên linh hoạt hơn trước rất nhiều. Nếu lúc này mẹ đưa cho bé một cuốn sách, mặc dù chưa biết đây là vật gì, nhưng theo phản xạ tự nhiên các bàn tay bé sẽ bắt đầu lật các trang sách.


Mẹ muốn biết trẻ sơ sinh thông minh hay không, nhìn bàn tay là đoán được ngay - 7


Cách mẹ giúp trẻ rèn luyện IQ qua bàn tay


Khi trẻ học cách nhận thức thế giới bằng chính đôi tay của mình, và khi bàn tay ngày càng linh hoạt hơn, điều đó cũng cho thấy sự phát triển trí não của trẻ ngày càng tốt hơn. Nếu mẹ muốn rèn luyện sự nhạy cảm và linh hoạt cho bàn tay của trẻ, mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây:


Trước hết, nhận thức của trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục phát triển, nhưng khả năng “gây rắc rối” cũng ngày càng mạnh mẽ hơn, vậy nên trẻ có thể làm hỏng một số đồ vật. Lúc này, bố mẹ không nên ngăn cả trẻ mà nên để trẻ hành động theo phản xạ tự nhiên, điều này giúp trẻ bồi dưỡng và hình thành thói quen phản xạ cho bàn tay.


Mẹ muốn biết trẻ sơ sinh thông minh hay không, nhìn bàn tay là đoán được ngay - 8


Khi mẹ đưa cho bé một cuốn sách, trẻ bắt đầu cuốn theo phản xạ của bàn tay bằng việc lật các trang sách.


Bố mẹ đừng để ý đến việc trẻ không thể cầm nắm một số đồ vật lớn hơn, và cũng không nên ngăn trẻ đưa một số đồ vật vào miệng, điều này không chỉ rèn luyện khả năng phối hợp vận động của tay và não mà còn tăng khả năng nhận thức ở trẻ.


Thứ hai, tri giác là lĩnh vực nhận thức đầu tiên mà trẻ phát triển, trẻ sẽ phản ứng khác nhau với cảm giác và xúc giác của các đồ vật khác nhau, lúc này mẹ có thể mua một thứ gì đó để rèn luyện tri giác cho trẻ và phát triển nhận thức của trẻ thông qua xúc giác.


Khi còn nhỏ, những đứa trẻ đã hiểu được thế giới thông qua nhận thức, ở giai đoạn trẻ sơ sinh, mẹ có thể nhận biết trẻ thông minh hay không thông qua các tín hiệu về chỉ số IQ ở bàn tay, tuy nhiên khi lớn lên, trí não của trẻ cũng phát triển theo qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, và giáo dục từ gia đình. Vậy nên, việc mẹ cần làm là phát hiện và định hướng để trẻ phát huy tối đa trí thông minh của mình.






Theo Hạ Mây Dịch từ Sohu (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét