2 chữ quyết định một người thành công rực rỡ hay thất bại ê chề

2 chữ quyết định một người thành công rực rỡ hay thất bại ê chề



Chỉ 20% thành công do cách bạn làm việc; 80% còn lại phụ thuộc vào lý do bạn làm chúng. Hãy tự hỏi bản thân lý do vì sao bạn lại muốn bắt đầu.



Vì sao hai người có cùng xuất phát điểm, hưởng chung một nền giáo dục, đào tạo nhưng một người có thể tạo nên khối tài sản bạc tỷ, người kia lại thất bại ê chề? Đâu là điều làm nên khác biệt giữa họ?


Đó chính là tư duy.


Tư duy là nền tảng của bất kỳ sự nghiệp nào. Không có một nền tảng vững chắc, sự nghiệp sẽ sụp đổ khi những cơn bão tất yếu ập đến. Dưới đây là 9 động lực giúp bạn trau dồi tư duy, làm chủ cuộc sống, ngày càng thành công.


1. Mục đích




2 chữ quyết định một người thành công rực rỡ hay thất bại ê chề







Chỉ 20% thành công do cách bạn làm việc; 80% còn lại phụ thuộc vào lý do bạn làm chúng. Mục đích của bạn là gì?


Hãy tự hỏi bản thân lý do vì sao bạn lại muốn bắt đầu. Bạn sẽ tạo ra được giá trị gì, nâng cao cuộc sống của mình thế nào? Tập trung vào những lý do hay ho sẽ thúc đẩy bạn hành động.


Sau đó, hãy tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thành công. Chúng ta thường bị thúc đẩy bởi nỗi đau hơn là niềm vui và đó cũng là lý do vì sao bạn nên nhắc nhở bản thân về hậu quả có thể xảy ra. Một vài phút buổi sáng là khoảng thời gian lý tưởng để bạn “lên dây cót” tinh thần cho một ngày mới.


2. Sự đóng góp, lan tỏa


Nếu bạn chỉ tập trung vào bản thân, thành công sẽ còn nằm rất xa bạn. Thay vì hỏi bản thân sẽ được gì, những người thành công luôn có suy nghĩ: “Tôi sẽ tạo ra được giá trị gì cho mọi người”.


Cho đi cũng là một hạnh phúc. Đó là điều làm nên sự khác biệt giữa người ích kỷ, mãi đứng một chỗ với người hiểu rõ sứ mệnh, tầm nhìn của mình và không ngừng vươn lên phía trước.



3. Niềm tin


Nhớ rằng, hành vi tuân theo niềm tin. Bạn phải tin rằng mình có khả năng thành công. Rất nhiều người ngay khi mới bắt đầu một công việc, dự án đã nghĩ rằng mình sẽ thất bại. Họ tính xem liệu mình có thể bán thanh lý được bao nhiêu tiền nếu thất bại, tổng thiệt hại là bao nhiêu. Họ đang thiết lập bản thân với tâm lý thất bại. Tin tưởng hoàn toàn vào lĩnh vực mà mình theo đuổi chính là lời khuyên hữu ích dành cho bạn.


Để nuôi dưỡng niềm tin, hãy bắt đầu ngày mới của bạn bằng câu nói, suy nghĩ khẳng định sức mạnh như “Tôi có khả năng làm bất cứ điều gì”. Việc nói to những câu tương tự sẽ giúp bạn hành động và cải thiện động lực, ý chí cũng như khả năng tự chủ.


Bạn có thể đọc sách, xem video và nghe những câu chuyện về người thành công, bao quanh mình là những người tích cực như vậy. Khi đặt ra mục tiêu, hãy tự hỏi bản thân xem, bạn có tin rằng mình có thể đạt được điều đó không. Ít nhất bạn cần một điểm 7 trên thang điểm niềm tin từ 1 đến 10; nếu không, bạn khó có khả năng làm việc đó.


4. Cam kết


2 chữ quyết định một người thành công rực rỡ hay thất bại ê chề


Khi những người Hy Lạp cổ đại đến được hòn đảo mà họ muốn chinh phục, họ sẽ chủ động đốt con thuyền của mình. Khi không còn đường lui, họ buộc phải dốc toàn lực để tiến lên phía trước.


Tất nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn phải từ bỏ công việc của mình để bắt đầu một điều gì đó mới nhưng hãy luôn cam kết rằng mình sẽ nỗ lực, làm những gì cần thiết. Năng động, không ngừng tìm kiếm câu trả lời, thời gian và tiền bạc cần thiết… Hãy là những gì bạn đang cố gắng đạt được.


5. Tập trung


Cam kết và tập trung cần đi đôi với nhau. Hãy hoàn thành những gì bạn đã bắt đầu và đừng để bị phân tâm. Tình trạng quá tải thông tin, quá nhiều dữ liệu, sự phân tích có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, quá tải trước khi bắt đầu.


Nhớ rằng, bạn không cần phải so sánh mình với bất kỳ ai, cũng đừng bắt bản thân phải ôm đồm làm tất cả cùng lúc. Hãy sắp xếp mọi công việc theo thứ tự ưu tiên và giải quyết từng việc, theo cách thật tốt. Tìm những người có cùng chí hướng, các bạn sẽ cùng nhau thúc đẩy mình tiến lên phía trước. 


6. Kiên nhẫn


Không thành công nào có thể đến trong một sớm một chiều. Kiên nhẫn và tin tưởng chính là điều mà bạn cần làm để có được thành công. Tập trung vào dài hạn, đặt ra những kỳ vọng thực tế thay vì nóng vội mong phải nhanh chóng có được thành công. 


Bí quyết ở đây chính là hãy chia mục tiêu của bạn thành các giai đoạn nhỏ hơn và đừng quên kỷ niệm những cột mốc quan trọng. Nhiều người sẽ thấy điều này hơi làm màu hay ngớ ngẩn song chúng sẽ giúp bạn cảm thấy có động lực hơn. Khi đầu luôn ám ảnh suy nghĩ chán nản vì mình đã không làm đủ, bạn đang liên kết nỗi đau với hành động trong tiềm thức. Càng liên kết niềm vui với hành động, bạn càng có nhiều khả năng phát triển, hoàn thiện mình. 


7. Gan dạ 


Cần xác định rằng, bạn phải nỗ lực rất nhiều trước khi có thể thấy được kết quả. Hãy xem thử thách là cơ hội để bạn học hỏi và đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai khác ngay cả khi bạn thất bại. Thất bại duy nhất là bạn bỏ cuộc chứ không phải đã không hoàn thành mục tiêu. Nếu phương pháp nào đó không hiệu quả, hãy thử phương pháp khác, con đường khác.


Để xây dựng và duy trì sự gan dạ, bạn có thể tìm hiểu và đọc tiểu sử về những người thành công không bỏ cuộc khi gặp nghịch cảnh như Arnold Schwarzenegger hay Sylvester Stallone. Bắt đầu ngày mới của bạn bằng cách xem những clip có tính truyền cảm hứng, đôi khi đó đơn giản là những gì bạn cần làm khi có tâm lý muốn bỏ cuộc.


8. Sáng tạo


2 chữ quyết định một người thành công rực rỡ hay thất bại ê chề


Rất nhiều người sau khi tham gia các khóa học hay học hỏi được bí quyết, kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ ốp nguyên những điều đó vào bản thân mình. Hãy nhớ rằng, bạn không thể thành công khi chỉ làm theo hoặc sao chép những gì người khác nói.


Hãy đặt mình vào trạng thái sáng tạo, đưa ra những câu hỏi khiến bản thân nảy ra những ý tưởng mới. “Làm sao để tôi có thể làm điều này tốt hơn? Làm sao để tôi có thể giải quyết vấn đề này?”… 


9. Tăng trưởng


Đừng cố gắng làm mọi thứ một mình. Tìm được người để đồng hành hay người để học hỏi từ những sai lầm và thành công của họ là điều nên làm. Việc này có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, sự căng thẳng và tiền bạc (ngay cả khi bạn đang trả tiền để được nhận sự tư vấn đó). Số tiền bạn phải trả cho một người cố vấn thường ít hơn nhiều so với giá trị của thời gian mà bạn có thể phải bỏ ra để tự học, tự chiêm nghiệm được những điều đó.


Bạn sẽ học được nhiều hơn bằng cách hành động thay vì chỉ ở đó ra rả theo những lời người khác nói. 1 giờ học 3 giờ thực hành hay bất kỳ công thức nào phù hợp với bạn. Chúng ta ngày càng thành thạo nhờ việc lặp lại nhiều lần một hành động. Nhớ rằng cuộc sống này thay đổi mỗi ngày nên thành công là một hành trình không ngừng học hỏi và cải tiến. 






Theo Bảo Anh. (Theo Forbes) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét