Mẹ nghe theo bác sĩ BV Nhi trung ương, con đề kháng khỏe, cả năm "không phải dùng thuốc"

Mẹ nghe theo bác sĩ BV Nhi trung ương, con đề kháng khỏe, cả năm



Theo PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương, cha mẹ nên tham khảo bổ sung HMOs cho bé thông qua các sản phẩm dinh dưỡng – là một trong những cách hiệu quả giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, tránh nỗi lo mắc bệnh và không phải sử dụng kháng sinh.



Tâm lý chung của các mẹ khi con bị ốm sốt là muốn con khỏi thật nhanh, vì vậy mà họ nghĩ ngay đến những đơn thuốc. Vậy nhưng thay vì đưa con đi khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ càng thì không ít người lại tự kê đơn bốc thuốc cho con hoặc nhờ nhân viên cửa hàng thuốc chẩn đoán bệnh cho bé và kê kháng sinh trong đơn thuốc của trẻ.


Chính việc sử dụng thuốc bừa bãi, lạm dụng kháng sinh cho trẻ đã gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường. Bằng chứng là hiện nay tổ chức Y tế thế giới đã xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Vậy những hậu quả đó cụ thể là gì và làm thế nào để hạn chế tối đa việc dùng thuốc cho con trẻ.


Cùng trò chuyện với PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương về vấn đề này.


Mẹ nghe theo bác sĩ BV Nhi trung ương, con đề kháng khỏe, cả năm


PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Việt Hà – Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Trung ương


Xin chào bác sĩ! Ngày nay, tỷ lệ kháng kháng sinh ở trẻ em có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì thưa bác sĩ?


Kháng kháng sinh là khả năng các vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện mà các loại thuốc kháng sinh thông thường có thể tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của chúng. Hậu quả của tình trạng kháng kháng sinh là các liệu pháp điều trị thông thường không hiệu quả, tình trạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn, thời gian điều trị kéo dài hơn, chi phí điều trị tăng và nguy cơ tử vong cao hơn.


Theo thống kê, khoảng 80% các nhà thuốc tại Việt Nam bán thuốc kháng sinh mà không có đơn của bác sĩ, vì vậy không khó để nhận thấy những trường hợp cha mẹ tự kê thuốc cho con hay nhân viên tại các cửa hàng thuốc tự chẩn đoán và kê kháng sinh trong đơn thuốc cho trẻ. Việc lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng này chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài ra, phải kể đến những thói quen sai lầm của cha mẹ trong việc sử dụng thuốc cho trẻ khiến bệnh kéo dài và thậm chí gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như uống thuốc quá liều, không quan tâm đến chỉ dẫn của bác sĩ hay dùng thuốc với mục đích điều trị không chính thức…


Mẹ nghe theo bác sĩ BV Nhi trung ương, con đề kháng khỏe, cả năm


Việc lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng này chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ em. (Ảnh minh họa)


Việc tự ý cho trẻ uống thuốc là vô cùng nguy hiểm nhưng cụ thể việc này sẽ gây ra những tác hại nào với trẻ thưa bác sĩ?


Ở trẻ em đặc biệt nhóm trẻ 6 đến 36 tháng tuổi là giai đoạn khoảng trống miễn dịch, hệ miễn dịch chủ động của trẻ chưa phát triển đầy đủ, hệ miễn dịch thụ động do mẹ truyền sang trong quá trình mang thai và cho con bú đã suy giảm nên cơ thể dễ bị tác động bởi các tác nhân gây bệnh dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn gia tăng, tỷ lệ trẻ phải sử dụng kháng sinh để điều trị cũng có xu hướng gia tăng hơn. Những tác hại thường gặp khi sử dụng kháng sinh một các tự ý là:


– Dễ mắc bệnh hơn: Kháng sinh chỉ có tác dụng với những bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây nên mà không có tác dụng với các bệnh do virus. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt, ức chế sự nhân lên của các vi khuẩn có hại mà chúng còn tiêu diệt các lợi khuẩn trong cơ thể đặc biệt hệ lợi khuẩn ở đường tiêu hóa, do đó việc mẹ cho trẻ dùng kháng sinh sai cách thì cơ thể trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hơn, ảnh hưởng đến quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể.


– Tăng nguy cơ kháng thuốc: Các mẹ cần biết rằng kháng sinh chỉ có tác dụng khi dùng đủ liều và thời gian. Nếu mẹ ngừng thuốc hoặc giảm liều khi bệnh mới thuyên giảm, vi khuẩn trong cơ thể trẻ lúc này mới chỉ suy yếu đi hoặc giảm số lượng sẽ dẫn đến tình trạng tái phát bệnh và gia tăng tình trạng kháng thuốc. Nếu mẹ dùng kháng sinh cho con 2-3 ngày vẫn chưa thấy tác dụng rõ rệt mà tự ý đổi thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ tạo ra các vi khuẩn siêu kháng kháng sinh, bên cạnh đó còn gây suy giảm hệ miễn dịch và gia tăng các bệnh lý không lây nhiễm như hen phế quản, béo phì…


Mẹ nghe theo bác sĩ BV Nhi trung ương, con đề kháng khỏe, cả năm


Sử dụng kháng sinh bừa bãi gây ra nhiều hậu quả khôn lường với sức khỏe của trẻ. (Ảnh minh họa)


– Rối loạn hệ vi sinh đường ruột: Sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh một cách sai lầm như sử dụng theo mách bảo của người khác mà không phải là nhân viên y tế, sử dụng đơn thuốc của người khác hoặc sử dụng đơn thuốc cũ sẽ dẫn đến rối loạn hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch, chuyển hóa, làm nặng thêm tình trạng bệnh và gia tăng tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ.


– Biến đổi hệ vi khuẩn thường trú trong cơ thể: Lạm dụng kháng sinh với những bệnh không do vi khuẩn, không cần dùng kháng sinh sẽ dẫn đến biến đổi hệ vi khuẩn thường trú trong cơ trẻ, gia tăng tình trạng kháng kháng sinh về sau này.


Vậy bác sĩ có thể chia sẻ với các bố mẹ những trường hợp nào trẻ cần và không cần sử dụng kháng sinh?


Trong hầu hết các trường hợp trẻ ốm vặt như cảm lạnh, cảm cúm, sốt siêu vi, viêm nhiễm đường hô hấp trên thì không cần sử dụng kháng sinh. Với những trường hợp trẻ bị viêm phế quản, viêm tai – mũi – họng ở mức độ nhẹ, vẫn vận động vui chơi và ăn uống bình thường thì mẹ không nên vội cho con dùng kháng sinh, trẻ cần được khám và đánh giá bởi các bác sỹ chuyên khoa nhi hoặc tai mũi họng để có chỉ định sử dụng thuốc hợp lý. 


Nếu con trẻ có biểu hiện nặng hơn thì cần đưa đến bệnh viện để khám và chỉ cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 


Mẹ nghe theo bác sĩ BV Nhi trung ương, con đề kháng khỏe, cả năm


Trong hầu hết các trường hợp trẻ ốm vặt thì không cần sử dụng kháng sinh. (Ảnh minh họa)


Làm cha mẹ, không ai muốn con bị ốm và phải sử dụng thuốc. Vậy làm thế nào để hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh và thuốc hạ sốt ở trẻ thưa bác sĩ?


Trẻ em ở mỗi độ tuổi có khả năng đáp ứng miễn dịch, xu hướng bệnh tật khác nhau. Phần lớn các bệnh lý nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ là do virus. Khi trẻ có các dấu hiệu ho, chảy mũi, cảm sốt,… thông thường cha mẹ có thể nhỏ mũi, làm sạch đường hô hấp cho trẻ bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thông thoáng, cho trẻ uống nhiều nước… Cần lưu ý theo dõi thân nhiệt của trẻ để sử dụng thuốc hạ sốt hợp lý và đúng thời điểm. Cha mẹ cũng cần trao đổi với bác sỹ về các thuốc kháng sinh trẻ đã được kê đơn, đáp ứng của trẻ khi sử dụng các thuốc kháng sinh đó, trẻ có từng dị ứng với loại thuốc kháng sinh nào không hay có vấn đề gì về tiêu hóa khi sử dụng các thuốc kháng sinh đó không, và chú ý tuân thủ thời gian và liều lượng thuốc.


Điều quan trọng hơn cả để hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh và thuốc hạ sốt ở trẻ là cần tạo cho trẻ có sức đề kháng tốt nhất. Cha mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch cho con bằng cách tạo thói quen cho trẻ chăm chỉ vận động, ngủ đủ giấc và cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cho con.


Mẹ nghe theo bác sĩ BV Nhi trung ương, con đề kháng khỏe, cả năm


Cha mẹ cũng nên tham khảo bổ sung HMOs cho bé thông qua các sản phẩm dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)


Với trẻ được nuôi bằng sữa công thức hoặc ăn bổ sung sữa công thức, cha mẹ có thể tham khảo bổ sung HMOs cho bé thông qua sản phẩm dinh dưỡng. HMOs là thành phần chất rắn nhiều thứ ba trong sữa mẹ, trong đó 2’-FL & LNnT là 2 HMOs phổ biến và quan trọng nhất. Việc bổ sung 2 loại HMOs này đã được chứng minh có thể giúp trẻ giảm 55% nguy cơ viêm đường hô hấp dưới, giảm 70% nguy cơ mắc viêm phế quản, giảm 53% nguy cơ sử dụng kháng sinh và giảm 56% nguy cơ sử dụng thuốc hạ sốt.


Chính nhờ những lợi ích tuyệt vời này, mà HMOs đã được nghiên cứu và đưa vào các sản phẩm dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho trẻ, giúp bé tránh được nỗi lo mắc bệnh, nỗi lo phải uống kháng sinh và tránh được sự tấn công của các vi khuẩn, virus trong tiết trời giao mùa đông – xuân này.


Xin cảm ơn bác sĩ về những chia sẻ hữu ích này!






Mẹ nghe theo bác sĩ BV Nhi trung ương, con đề kháng khỏe, cả năm


Nan Supreme 3 với công thức đột phá:


– Bổ sung 2 loại HMOs 2’-FL & LNnT giúp tăng cường sức đề kháng (giảm nguy cơ mắc viêm phế quản và viêm đường hô hấp dưới, giảm nguy cơ sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt)


– Đạm chất lượng Optipro thủy phân một phần (HA) giúp dễ tiêu hóa và phòng ngừa nguy cơ dị ứng (chàm sữa)


– Bổ sung các dưỡng chất giúp trẻ phát triển khỏe mạnh: Bifidus BL, DHA&ARA, Canxi và Vitamin D…


Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm tại trang Nest lé Mom & Me theo địa chỉ:


https://www.nestlemomandme.vn/vi/nan-supreme-3







(thoidaiplus.giadinh.net.vn).

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét