Người lớn đôi khi không thể kiểm soát cảm xúc của mình và thường trừng phạt con trẻ nặng nề hơn rất nhiều so với những gì những gì mà chúng gây ra.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều tin rằng họ đang làm đúng trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái bằng những bài học thường ngày trong cuộc sống. Nhưng trên thực tế, mọi chuyện lại không hề đơn giản và suôn sẻ như vậy.
Người lớn đôi khi không thể kiểm soát cảm xúc của mình và thường trừng phạt con trẻ nặng nề hơn rất nhiều so với những gì những gì mà chúng gây ra. Điều này lại gây ra những hậu quả vô cùng tiêu cực đối với trẻ, làm trẻ ngày càng sợ hãi mọi thứ và khó khăn hơn trong việc hình thành nhân cách vài thái độ sốn,
Mặc dù không có cha mẹ nào thích phạt con, nhưng đôi khi điều đó thực sự cần thiết. Nếu bố mẹ bắt buộc phải dùng hình phạt để răn dạy trẻ, hãy tham khảo ngay những cách thể đối phó với những tình huống cần phạt con sao cho đúng mà không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Không phạt con nếu mọi việc con làm không xuất phát từ ý định xấu
Trẻ con rất tò mò về thế giới xung quanh, nên trong hầu hết các trường hợp, trẻ không có ý định làm hại bất cứ ai mà đơn giản trẻ chỉ nghịch ngợm vì muốn khám phá mọi thứ. Khi con chỉ đang cố gắng học hỏi thì bố mẹ nên ủng hộ và hỗ trợ, ngay cả khi hành động của trẻ dẫn đến điều gì đó tồi tệ hoặc khiến trẻ mắc sai lầm, tuyệt đối không nên trách phạt con nếu hành động đó để lại hậu quả.
Bố mẹ không nên bất cứ việc gì cũng phạt con.
Bố mẹ hãy thông cảm và giúp con khắc phục tình hình, tìm ra hướng giải quyết và để con có được bài học quý giá, đồng thời có hứng thú với việc khám phá thế giới theo cách riêng của mình. Nếu bố mẹ trừng phạt con vì một sự cố nào đó ngoài ý muốn, việc này có thể sẽ biến con thành một người thiếu quyết đoán, luôn sợ hãi về thế giới xung quanh và thiếu tính sáng tạo. Khi còn là một đứa trẻ, chúng sẽ làm tốt mọi việc theo mệnh lệnh, nhưng khi trưởng thành sẽ không thể đưa ra quyết định của riêng mình, và cũng không có tinh thần trách nhiệm với những mình gì đã làm hoặc luôn sợ hãi khi muốn làm một việc gì đó.
Bố mẹ đưa ra gợi ý và mệnh lệnh là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau
Đôi khi bố mẹ luôn cho rằng mình đúng và áp đặt suy nghĩ đó lên trẻ, rất ít bố mẹ có thể hiểu được sự khác biệt to lớn giữa hai cách nói: “Con không nên chơi game” và “Không được chơi game”. Câu đầu tiên là gợi ý còn câu thứ hai là mệnh lệnh, và hai khái niệm này được sử dụng trong hai trường hợp hoàn toàn khác nhau. Khi đưa ra gợi ý, bố mẹ không nên trách phạt con ngay lập tức, mà chỉ nên phạt con khi đã đưa ra yêu cầu nhưng con lười biếng và không thực hiện nó.
Với một đứa trẻ mạnh mẽ và ổn định về mặt cảm xúc thì khi bị phạt vì làm trái một lời gợi ý sẽ không có vấn đề gì lớn. Nhưng nếu con nhạy cảm, trừng phạt có thể làm tổn thương lòng tự trọng của con, khiến trẻ phải làm theo lệnh của tất cả những ai mà trẻ tôn trọng bởi lo sợ mình sẽ bị phạt. Tất nhiên, bố mẹ không chỉ cần phân biệt giữa mệnh lệnh và gợi ý, mà nên biết cách sử dụng chúng một cách linh hoạt sao cho phù hợp trong từng tình huống cụ thể và chỉ đưa ra quyết định phạt con khi thật sự cần thiết.
Bố mẹ nên kiểm soát tốt cảm xúc của mình trước khi muốn phạt con
Mặc dù rất yêu con và không hề muốn trách phạt chúng, nhiều bố mẹ vẫn tức giận và không thể kiểm soát hành động, thái độ của mình khi con không muốn nghe lời. Có thể hiểu được rằng bố mẹ đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào con cái nhưng kết quả lại không đạt được như kỳ vọng.
Trước khi trách phạt con, bố mẹ nên kiểm soát tốt cảm xúc của mình.
Vậy nên, cảm xúc của bố mẹ nên được kiểm soát tốt trước khi trách phạt con. Với một đứa trẻ dễ bị tổn thương thì việc cha mẹ la hét, mắng mỏ con có thể khiến trẻ gặp một số vấn đề trong tương lai như bị phụ thuộc vào những người có địa vị cao trong xã hội.
Không trách phạt con ở nơi công cộng
Đây là một thói quen xấu của hầu hết bố mẹ khi phạt con ở nơi công cộng, trước sự chứng kiến của nhiều người sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và tức giận. Bố mẹ cũng không nên sử dụng những cụm từ khi muốn trách phạt con như “Người khác sẽ nói thế nào?” bởi điều này sẽ càng khiến tâm lý của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Bố mẹ không nên trách phạt con nơi công cộng, điều này dễ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ.
Trẻ sẽ cảm thấy “mất mặt”, bị tổn thương lòng tự trọng nghiêm trọng và không muốn tình huống này lặp lại. Đến khi trưởng thành, trẻ có thể trở thành người hoàn toàn dựa vào ý kiến của đa số, không có chính kiến và tệ hơn là không thể tự đưa ra quyết định của bản thân. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không khen ngợi trẻ ở nơi công cộng vì điều này có thể khiến chúng trở nên kiêu ngạo trong tương lai.
Nếu đã dọa sẽ phạt con thì phải phạt, đừng thất hứa
Nếu đã nói sẽ phạt con thì cha mẹ nên làm điều đó. Theo các nhà tâm lý học, khi đã dọa mà không phạt sẽ tồi tệ hơn trách phạt con trẻ. Chúng sẽ nhanh chóng nhận ra rằng cha mẹ chỉ nói vậy thôi rồi thất hứa và không còn tin hay e ngại vào những lời dọa đó nữa. Từ đó hình thành ở trẻ một lối suy nghĩ không rạch ròi giữa đúng và sai, tốt và xấu vì không có đường ranh giới được quy định cụ thể.
Nếu muốn phạt con thì bố mẹ nên làm điều đó, không nên dùng lời nói suông để dọa trẻ.
Thực tế, cha mẹ chỉ dọa nạt trẻ mà không hề muốn trách phạt chúng. Dẫu vậy, bố mẹ vẫn nên thích cho trẻ rằng đó vẫn là hành vi không tốt và việc con không bị phạt lần này chỉ là ngoại lệ mà thôi.
Khi không biết lỗi thuộc về ai, hãy phạt tất cả không được thiên vị
Nếu bố mẹ không chắc chắn bé nào có lỗi thì không nên chỉ phạt một trong số chúng để “cảnh cáo” cả hai. Đặc biệt, trong tình huống khi con đang chơi cùng một người bạn, bố mẹ không nên chỉ trích một đứa mà nên trách phạt cả hai đứa. Nếu con ở với anh chị em và làm những việc gây hậu quả nghiêm trọng đáng bị phạt thì tất cả nên bị phạt.
Nếu không xác định được ai là người phạm sai lầm, bố mẹ nên phạt cả hai.
Nếu không làm như vậy, đứa trẻ bị phạt sẽ cảm thấy thiệt thòi và tổn thương, còn những đứa trẻ khác thì lại vô tư và tự đắc vì cho rằng mình sẽ không bao giờ phải chịu trách nhiệm trước mọi lỗi lầm gây ra, lòng tự trọng bị thổi phồng và hình thành thói ỷ lại trong tương lai.
Chỉ nên phạt trẻ bởi những lỗi lầm ở hiện tại, không nhắc lại chuyện quá khứ
Một trong những nguyên tắc quan trọng của việc nuôi dạy trẻ mà bố mẹ cần nhớ đó là: “Trách phạt – Tha thứ – Lãng quên”. Nếu trẻ liên tục bị phạt vì những sai lầm đã xảy ra trong quá khứ sẽ khiến trẻ không thể trở thành một người mạnh mẽ hơn về sau. Trẻ sẽ sợ khi làm điều gì mới và chỉ quen với việc lặp đi lặp lại những thói quen cũ. Lâu dần, sự sáng tạo và óc tò mò của trẻ không còn nữa, điều đó còn khiến trẻ gặp khó khăn trong việc sửa chữa từ chính sai lầm của mình.
Nếu trẻ mắc lỗi mà sau một thời gian dài bố mẹ mới phát hiện ra thì lúc này bố mẹ không áp dụng bất kỳ hình phạt nào, thay vào đó là sự phân tích, giải thích để con hiểu và không tái phạm ở những lần sau.
Hình phạt nên phù hợp với độ tuổi và sở thích của con
Cha mẹ cần lưu ý rằng hình phạt phải rõ ràng và phù hợp với mức độ của hành vi, không nên đưa ra những hình phạt giống nhau cho những sai lầm khác nhau của trẻ. Chẳng hạn khi trẻ bị điểm kém và khi trẻ làm vỡ cửa sổ, không thể áp dụng một hình phạt tương tự nhau. Lỗi nhỏ chỉ cần phạt nhẹ nhàng, lỗi lớn thì hình phạt cần đủ sức nặng.
Bố mẹ có thể trách phạt con bằng nhiều hình thức khác nhau tùy vào lỗi lầm mà con phạm phải.
Ngoài ra, bố mẹ nên tính đến độ tuổi và sở thích của con khi áp dụng hình phạt. Nếu trẻ thích dùng mạng xã hội, việc giới hạn thời gian sử dụng của chúng được xem là một hình phạt tốt. Nhưng với một đứa trẻ không sử dụng nó, bố mẹ nên nghĩ ra một cách khác để trừng phạt chúng.
Một đứa trẻ luôn bị trừng phạt như nhau về những thứ khác nhau sẽ không thể xây dựng một hệ thống giá trị đạo đức tốt vì chúng không thể phân biệt được tầm quan trọng của mọi thứ.
Không nói những từ xúc phạm con
Khi thực sự tức giận, nhiều bố mẹ không thể kiềm chế được cảm xúc và buông những từ ngữ, lời nói không chuẩn mực với con cái. Trong tình huống này, bố mẹ chỉ nên dùng những từ ngữ và thái độ nhẹ nhàng để nhắc nhở con.
Khi trẻ phạm lỗi, bố mẹ không nên vì quá nóng giận mà dùng lời lẽ xúc phạm con.
Khi sử dụng những từ ngữ nặng nề, xúc phạm con, những đứa trẻ nhạy cảm sẽ cảm thấy tổn thương lòng tự trọng, và sẽ ghi nhớ những lời nói đó. Điều này khiến trẻ cảm thấy bị xúc phạm, tự ti, bị sỉ nhục và dẫn đến uất ức, đặc biệt là với các bé gái.
Trên đây là những phương pháp giúp bố mẹ trách phạt con đúng cách, thay vì tùy tiện trách mắng trẻ trong tất cả tình huống. Bố mẹ hãy cẩn trọng và kiểm soát cảm xúc lời nói của mình khi trách phạt trẻ.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét