Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?



Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Mặc dù trẻ không sốt nhưng lại kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy hoặc phát ban…đều có thể là do nguyên nhân bị dị ứng thực phẩm hoặc mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. 



Rất nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng khi thấy trẻ 3 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn hoặc nôn nhiều nhưng lại không bị sốt. Đây có thể là những biểu hiện từ các bệnh lý nghiêm trọng như bị dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày đường ruột… Để xử lý nhanh chóng, kịp thời nhất khi trẻ 3 tuổi bị nôn không sốt mẹ cần phải nắm được nguyên nhân gây nên vấn đề này. 




Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?







Rất nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng khi thấy trẻ 3 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn. (Ảnh minh họa)


1. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt 


– Trẻ bị trào ngược dạ dày: Khi phần cơ thực quản, cơ vòng của trẻ bị yếu, bé có thể bị trào ngược dạ dày gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy khiến bé chậm tăng cân. 


– Viêm dạ dày do virus: Nhiễm trùng dạ dày do vi rút dạ dày là nguyên nhân phổ biến nhất. Giới y khoa thường gọi là cảm cúm dạ dày. Nguyên nhân phổ biến là do vi rút Rotavirus. Bệnh bắt đầu bằng nôn mửa. Phân lỏng có nước có thể xuất hiện trong vòng 12-24 giờ.


– Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân này gây ra tình trạng nôn mửa nhanh chóng trong vòng vài giờ sau khi ăn thức ăn chứa chất độc hại hoặc cơ thể dị ứng với loại thức ăn đó, cũng có thể là do thức ăn đó đã để quá lâu.


– Dị ứng thực phẩm: Nôn mửa có thể là triệu chứng duy nhất của phản ứng với thức ăn. Sau khi ăn thức ăn sẽ bị nôn nhanh chóng. Thực phẩm phổ biến là đậu phộng, hạt cây, cá và động vật có vỏ (chẳng hạn như tôm).



– Ho khan: Đây cũng có thể là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nôn. 


– Say tàu xe: Nôn ói và chóng mặt được kích hoạt bởi cử động. Say biển hoặc say xe ở công viên vui chơi là những loại phổ biến nhất. Mang tính di truyền mạnh mẽ.


– Trẻ bị đau đầu: Ở trẻ em, hầu hết các cơn đau nửa đầu cũng kèm theo nôn trớ.


– Trẻ mắc bệnh lý nghiêm trọng nào đó: Nôn đơn thuần (không kèm theo tiêu chảy) sẽ ngừng trong vòng 24 giờ. Nếu kéo dài trên 24 giờ, mẹ phải nghĩ đến những nguyên nhân nghiêm trọng hơn. Ví dụ như viêm ruột thừa, nhiễm trùng thận, tiểu đường và chấn thương đầu. Một nguyên nhân nghiêm trọng khác ở trẻ nhỏ là hẹp môn vị. 


Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?


Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt là do nhiều nguyên nhân. (Ảnh minh họa)


2. Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có sao không?


Trẻ bị nôn nhiều không sốt thường không phải là tình trạng đáng báo động và có thể tự hết mà không cần điều trị. Hiện tượng nôn trớ thường sẽ xảy ra từ vài giờ đến khoảng 24 giờ sau ăn. Nếu bé nôn nhưng không sốt, bé vẫn tăng cân, khỏe mạnh,  mẹ không cần phải quá lo lắng.


Ngược lại, nếu như bé nôn, không sốt nhưng lại kèm theo tiêu chảy, đau bụng, phát ban, chất nôn có màu xanh lá hoặc chứa máu, nôn kéo dài quá 24 giờ…thì có thể đó là triệu chứng báo động của một số bệnh lý. Mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. 


3. Phải làm gì nếu trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều?


Phải làm gì khi trẻ bị nôn, đặc biệt là trẻ 3 tuổi đang ngủ tự nhiên nôn? Nôn mửa thường không phải là nguyên nhân đáng báo động và có thể sẽ tự hết mà không cần điều trị, nhưng đây là một số điều bạn có thể làm:


– Xem vị trí nôn của bé: Trong khi trẻ đang nôn, hãy giữ trẻ thẳng đứng hoặc nằm sấp hoặc nằm nghiêng để trẻ không hít phải chất nôn vào đường thở trên và phổi. Khi đến giờ ngủ trưa hoặc giờ đi ngủ, hãy để trẻ ngủ ở tư thế trẻ thấy thoải mái nhất (mẹ đừng lo lắng – bé sẽ không bị sặc nếu nôn khi ngủ. Cơ thể sẽ tự động thải chất lỏng và bảo vệ đường thở.)


– Thức ăn: Tránh thức ăn đặc trong 24 giờ đầu vì bé sẽ rất khó nuốt. 


Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt phải làm sao?


Mặc dù trẻ không sốt nhưng mẹ cũng nên kiểm tra nhiệt độ của trẻ. (Ảnh minh họa)


– Bổ sung nước: Ngăn ngừa tình trạng mất nước của bé bằng việc đảm bảo bé được cung cấp đủ nước để bù lại những gì trẻ bị mất do nôn mửa. Tránh cho bé uống những loại đồ uống có gas, nước uống có lượng đường cao. Nếu muốn uống nước trái cây, nên pha loãng.


Các bác sĩ thường khuyến cáo không cho trẻ ăn thức ăn rắn trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị nôn mửa.  Sau đó, nếu tình trạng nôn trớ của bé đã thuyên giảm hoặc dừng lại và bé cảm thấy thèm ăn, mẹ có thể từ từ cho trẻ ăn lại các chất lỏng khác cũng như các loại thực phẩm lành mạnh. 






“Vomiting in toddlers and children”, Baby Center, June 9, 2020.


“Vomiting Without Diarrhea”, Children’s Hospital Colorado.







Theo Linh San Tổng hợp (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét