Không còn hy vọng mơ hồ, không còn bận lòng vì những thứ hào nhoáng bên ngoài, không còn bị chi phối bởi sợ hãi và giận dữ. Vẻ đẹp thực sự của cuộc sống không nằm ở việc bạn có bao nhiêu, mà nằm ở chính lúc bạn “mất đi”.
Nhà tâm lý học người Mỹ Philip Zimbardo từng nói: “Làm đàn ông không hề dễ dàng”.
Khi còn nhỏ là những tháng ngày sống đầy vô tư, nghé con mới sinh không sợ hổ, chỉ muốn sống theo khí chất của mình. Cười khi vui, gây rắc rối khi bực, hành động hấp tấp, tự do và dễ dàng.
Nhưng rồi thời gian trôi qua, khi trải qua nhiều chuyện hơn và cả những thất bại, bạn sẽ dần thay đổi tâm trạng của mình. Chúng ta trở nên bình tĩnh và chín chắn hơn.
Có người nói rằng, khi nhận ra mình đã trưởng thành chính là mất đi niềm vui trong cuộc sống. Đừng nhầm lần như vậy.
Không còn hy vọng mơ hồ, không còn bận lòng vì những thứ hào nhoáng bên ngoài, không còn bị chi phối bởi sợ hãi và giận dữ. Trưởng thành chính là cột mốc đáng tự hào của người đàn ông. Vẻ đẹp thực sự của cuộc sống không nằm ở việc bạn có bao nhiêu, mà nằm ở chính lúc bạn “mất đi”.
1.
Có hy vọng khi mất đi hy vọng
Cách đây khá lâu, tôi có hẹn ăn tối với một người bạn. Trong lúc đợi đồ ăn được mang ra, tôi có xem được một câu nói ở trên mạng: “Lúc này, bạn thấy mình đáng thương ở điểm nào?” và ai đó đã bình luận ở dưới: “Không có ai để điền vào phần “Liên hệ khi cần gấp” ở các loại hồ sơ. Chỉ có một mình”.
Tôi đã hướng ngay ánh mắt về người bạn mình ở phía đối diện. Anh ấy cũng đang làm việc một mình ở thành phố xa quê, khi đi xin việc lúc trước cũng chỉ biết ghi tên mình vào phần “Liên hệ khi cần gấp”.
Thực tế, khi bạn tôi tốt nghiệp đại học, bố mẹ anh ấy đã sắp xếp cho một vị trí trong cơ quan nhà nước ở quê nhà. Tuy nhiên, vì không muốn sống cuộc sống bố mẹ đã định đoạt trước mà anh quyết định chọn ở lại thành phố không người thân thích này.
Mỗi ngày mưa gió, anh vẫn một mình tự đương đầu và xử lý mọi vấn đề. Anh từng bị mất tiền, bị lừa đảo và bị bỏ rơi. Trong cuộc đấu tranh để kiếm sống một cách độc lập, anh đã từng chút, từng chút một có được những gì mình muốn và dần gắn bó với thành phố này.
Tôi nói với anh về bài đăng vừa đọc được, anh cười và nói:
“Chính mình cũng không cảm thấy có gì đáng thương. Ưu điểm của việc không ôm hy vọng là có thể dốc toàn lực mà không có đường lui.”
Nhiều khi trong cuộc sống, gia đình hay bạn bè cũng chỉ có thể đóng vai trò là “hoạt náo viên” cổ vũ cho chúng ta. Việc bạn có thể hoàn thành mọi việc hay không còn tùy thuộc vào sức của chính bạn.
Dựa vào người khác chính là bạn đã thua cuộc. Càng trải nghiệm, bạn càng khám phá ra rằng tất cả bùn lầy trong cuộc đời bạn đều phải tự vượt qua một mình.
Thời gian gần đây, có một câu nói rất hay rằng: “Đến một tuổi nhất định, bạn phải là mái hiên, không còn đi tìm nơi trốn mưa nữa”.
Khi còn nhỏ, chúng ta phụ thuộc vào cha mẹ để che mưa gió. Nhưng lớn lên, bạn sẽ phải trở thành mái hiên vững chắc nhất cho bản thân và gia đình.
Cái gọi là trưởng thành chính là chấp nhận không có ai để dựa vào và có thể một mình gây dựng.
2.
Bị đặt xuống đáy và vẫn vươn lên
Dịch bệnh bùng phát đã khiến nền kinh tế nói chung bị ảnh hưởng nặng nề.
Một anh bán đồ ăn trên vỉa hè chia sẻ: “Tôi vốn là kỹ sư phần mềm. Trước đây tôi từng rất coi thường việc bán đồ ăn, nhưng giờ thì mọi chuyện đã khác. Gia đình tôi cần có cơm ăn.”
Người lớn biết rằng khi nào cần cúi mặt.
Cuộc sống vẫn phải tiếp tục.
Buông bỏ những gì hào nhoáng mình từng coi là quan trọng để sống trách nhiệm hơn.
Chỉ những người trưởng thành, có thể dốc hết sức để kiếm tiền nuôi gia đình mới có thể sống cuộc đời của riêng mình và trở nên bất khả chiến bại mãi mãi.
Cái gọi là trưởng thành bắt đầu từ việc đối mặt với “sự xấu hổ”.
3.
Kiểm soát cảm xúc và làm chủ cuộc sống
Khả năng kiểm soát cảm xúc trong thời điểm khủng hoảng là sức mạnh thực sự của một người. Tiết chế được tính nóng nảy, bạn có thể xử lý khó khăn và hoàn thành được việc lớn hơn.
Có một câu nói rằng: “Mỗi khi gặp biến cố lớn, chỉ có bình tĩnh, bình tĩnh mới giúp bạn bình tâm, bình tâm để suy xét, xử lý”.
Chỉ khi tâm bình tĩnh, kiểm soát được cảm xúc tiêu cực thì vạn sự mới hanh thông.
Đối với người trưởng thành, cảm xúc phản ánh cuộc sống.
Dù cuộc sống không như ý, nhưng nếu bạn điều chỉnh được cảm xúc của mình, những thứ khiến tâm trí bạn khó chịu sẽ biến mất. Dù đang đi trong bóng tối, bạn cũng có thể nhìn thấy các vì sao.
Tâm trí sẽ thay đổi trạng thái và trạng thái được sinh ra từ tâm trí.
Cái gọi là trưởng thành có nghĩa là không u mê rơi vào những nỗi lo lắng và sợ hãi khác nhau. Họ biết đặt cảm xúc của bạn vào đúng vị trí và kiểm soát cuộc sống.
4.
Có người nói rằng, chỉ có hai kiểu người ở độ tuổi lớn, 1 là trưởng thành và 2 là già đi.
Sự trưởng thành là gì?
Khổng Tử nói:
Ba mươi tuổi lo lập sự nghiệp, bốn mươi thấu hiểu và không phạm sai lầm, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu mươi tuổi với đôi tai tỉnh táo, bảy mươi tuổi nói và làm đúng những gì mình muốn không vượt quá khuôn khổ. Đây là bản tóm tắt của Khổng Tử về cuộc đời của ông sau 30 tuổi và đó cũng là trạng thái lý tưởng mà hậu thế mong đạt được ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Thực ra, sự trưởng thành là ở trái tim chứ không phải ở tuổi tác.
Khi bước qua năm tháng, mỗi người chúng ta sẽ mất một thời gian dài để hiểu rằng mình phải học cách sống từ những mất mát.
Đời người khó nhất là phải lựa chọn.
Từ bỏ để không dựa dẫm, để phát huy hết khả năng phát triển tự nhiên của mình.
Cúi đầu xuống, gạt đi vẻ hào nhoáng và bạn sẽ thấy một bản thân mạnh mẽ và phong phú hơn.
Thiết lập một tâm trạng tốt, đừng làm tổn thương người khác hay tổn thương chính mình. Bình tĩnh và tỉnh táo hơn để có thể sống tốt hơn.
Đó chính là cốt cách của một người đàn ông trưởng thành, không lệ thuộc vào tình cảm của con người, không mắc kẹt với thứ ngoài thân, không bối rối trước cảm xúc.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét