Khám tiền hôn nhân: Lợi ích đủ đường!

Khám tiền hôn nhân: Lợi ích đủ đường!



Thực hiện khám tiền hôn nhân đầy đủ sẽ giúp bạn yên tâm hơn cho cuộc sống hôn nhân và kế hoạch làm cha mẹ trong tương lai. Vậy khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì? Chi phí thế nào và nên khám ở đâu để có kết quả tốt nhất?


Khám tiền hôn nhân là gì?


Khám tiền hôn nhân hay còn gọi là khám sức khỏe tiền hôn nhân là dịch vụ khám sức khỏe tổng quát về vấn đề sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.


Thông thường, lời khuyên cho các cặp đôi muốn khám sức khỏe sinh sản là nên thực hiện trước khi kết hôn khoảng 3-6 tháng. Nếu muốn sinh con ngay sau khi kết hôn, bạn nên khám tiền hôn nhân ngay tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai.



Đối tượng khám tiền hôn nhân bao gồm cả nam và nữ có khả năng sinh sản.Vì vậy, dù bạn chưa có kế hoạch kết hôn thì vẫn có thể đi khám để nắm rõ các vấn đề sức khỏe của bản thân. Điều này giúp bạn chủ động điều chỉnh lối sống càng sớm càng tốt nếu có vấn đề gì xảy ra.


Lợi ích của khám tiền hôn nhân


Lợi ích lớn nhất của khám tiền hôn nhân là giúp đánh giá sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản của các cặp đôi trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Từ đó, bác sĩ cũng có thể phát hiện sớm các bệnh lý di truyền để đưa ra lời khuyên giá trị giúp các cặp đôi điều chỉnh sức khỏe.


Thêm nữa, khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng giúp cặp đôi chuẩn bị tốt tâm lý cho đời sống vợ chồng, chuyện sinh con, khắc phục và điều trị sớm các nguy cơ bệnh tật về sinh dục và sinh sản. Đây là yếu tố quan trọng để bạn bảo vệ hạnh phúc gia đình, cụ thể:


Về sức khỏe sinh sản


Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe sinh sản như vùng chậu, phết tế bào cổ tử cung hoặc yêu cầu tầm soát các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở cả nam và nữ.


Về tiêm ngừa


Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp bác sĩ kiểm tra xem bạn đã tiêm vaccine phòng bệnh rubella, thủy đậu, viêm gan B… hay chưa. Nếu chưa thì nên tiêm đầy đủ vì đây là những bệnh phổ biến có thể gây dị tật thai nhi.


Về thuốc men


Bạn sẽ cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng để xem xét chúng có an toàn để dùng trước và trong khi mang thai hay không hoặc có nguy cơ gây dị tật cho bé không.


Kiểm soát các vấn đề sức khỏe mãn tính


Các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, lupus… đều có thể làm tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ nên bạn cần trao đổi với bác sĩ để kiểm soát kỹ.


Ngoài những vấn đề trên thì bác sĩ có thể thảo luận và đưa nhiều lời khuyên hữu ích về một số vấn đề như làm sao ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi, làm thế nào để cải thiện sức khỏe, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, mẹo để chuẩn bị mang thai.


Khám tiền hôn nhân gồm những gì?


Khám tiền hôn nhân: Lợi ích đủ đường!



Thực chất, khám tiền hôn nhân bao gồm khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản, cụ thể:


Khám sức khỏe tổng quát 


  • Khám và kiểm tra tổng quát về đo huyết áp, cân nặng, xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, chụp X-quang…

  • Khám các bệnh lây qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, viêm gan B…

  • Xem xét tiền sử vợ và chồng từng mắc bệnh chưa, trải qua cuộc phẫu thuật nào, môi trường làm việc có độc hại không… đồng thời xem xét bệnh sử gia đình hai bên.

Khám sức khỏe sinh sản cho nam và nữ


  • Kiểm tra cả nam và nữ về những bất thường nhóm máu, khám sàng lọc di truyền, bất thường gen và những kiểm tra khác nếu có nhu cầu. Kiểm tra các bệnh có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp…

  • Khám cho nữ giới như soi tử cung, kiểm tra buồng trứng, soi tươi dịch âm đạo, kiểm tra hormone sinh dục…

  • Khám cho nam giới gồm xét nghiệm tinh dịch đồ, các vấn đề tinh hoàn, rối loạn xuất tinh, nội tiết tố sinh dục…

Khám tiền hôn nhân ở đâu?


Dich vụ khám tiền hôn nhân có ở các khoa về Sản phụ, khoa Nam học ở các bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, các trung tâm y tế dự phòng được cấp phép khám sức khỏe tiền hôn nhân.


Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao nhiêu tiền? Chi phí tùy thuộc vào gói khám nhưng thường dao động trong khoảng từ 800.000 đến 900.000 đồng, những gói cao hơn có thể khoảng 2 triệu đồng.


Đối với cặp đôi thắc mắc khám tiền hôn nhân ở đâu TP.HCM hoặc Hà Nội thì có thể cân nhắc các địa chỉ uy tín như:


Ở TP.HCM


Bệnh viện Từ Dũ


Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM


Giờ làm việc: Sáng từ 8h00 – 12h00, Chiều từ 13h00 – 17h00


Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc


Địa chỉ: 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM


Giờ làm việc: Sáng từ 8h00 – 12h00, Chiều từ 13h00 – 17h00, Sản – phụ khoa: nghỉ chiều thứ 7


Bệnh viện Đại học Y dược


Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP.HCM


Giờ làm việc: 03:00-16:30 thứ hai đến thứ sáu, 03:00-11:30 thứ bảy.


Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn


Địa chỉ: 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh


Giờ làm việc: Sáng từ 8h00 – 12h00, Chiều từ 13h00 – 17h00


Bệnh viện Phụ sản Mêkông


Địa chỉ: 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh


Giờ làm việc: 07:00-16:00


Ở Hà Nội


Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Địa chỉ: Trụ sở chính: 929 La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội


Cơ sở 2: 38 Cảm Hội, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội


Cơ sở 3: 10 Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội.


Giờ làm việc: 07:00-16:30 từ Thứ 2 đến Thứ 6. Riêng Thứ 7, Chủ Nhật từ 08:00-16:00 theo hình thức dịch vụ.


Bệnh viện Phụ sản Trung ương


Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội


Giờ làm việc: Sáng từ 8h00 – 12h00, Chiều từ 13h00 – 17h00


Bệnh viện Trung ương Quân đội 108


Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội


Giờ làm việc: 06:30-17:00 từ Thứ 2 đến Thứ 7. Nghỉ Chủ nhật.


Bệnh viện Đại học Y Hà Nội


Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội


Giờ làm việc: Mở cả ngày


Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hồng Ngọc


Địa chỉ: 55 Phố Yên Ninh, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội


Giờ làm việc: Sáng từ 8h00 – 12h00, Chiều từ 13h00 – 17h00


Nếu sắp kết hôn, bạn nhất định phải quan tâm và thực hiện khám tiền hôn nhân. Đây là bước đầu tiên giúp phát hiện các căn bệnh hay nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản để bảo vệ hạnh phúc gia đình cũng như giúp sinh ra những em bé khỏe mạnh.


Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Nguồn: Hello Bác sĩ




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét