Bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều có sao không, mẹ nên làm gì?

Bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều có sao không, mẹ nên làm gì?



Bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều là tình trạng các con bú ít hơn 6-8 lần/ngày và ngủ nhiều hơn 18 giờ/ngày. Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bú ít có nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu chất so với bé bú đủ sữa, ngủ đủ giấc không? Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ra sao, mẹ phải làm gì?



Bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều là như thế nào?


Theo nghiên cứu của Tổ chức giấc ngủ tại Mỹ thì các bé trong giai đoạn sơ sinh có thời gian ngủ kéo dài khoảng từ 14-17 giờ mỗi ngày, trong đó, giấc ngủ đêm sẽ chiếm khoảng 11-12 tiếng đồng hồ. Trong một số trường hợp, các bé có thể kéo dài thời gian ngủ khoảng 18 giờ/ngày hoặc thậm chí hơn. 




Bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều có sao không, mẹ nên làm gì?







Bé sơ sinh thường ngủ nhiều ở giai đoạn đầu. (Ảnh minh họa)


Hầu hết trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ngủ 4 giấc mỗi ngày, tổng cộng là 3-4 giờ. Điều này chủ yếu là do trẻ sơ sinh ở độ tuổi này không thể thức lâu hơn 1-2 giờ mỗi lần mà không bị quá sức.


Đối với các cữ ăn, mỗi cữ sẽ cách nhau khoảng 2-3 tiếng thì trẻ 3 tháng tuổi sẽ cần được ăn một lần. Với những trẻ uống sữa công thức, thời gian ăn sẽ cách lâu hơn. Tuy nhiên, khi trẻ càng lớn thì lượng sữa mỗi lần ăn sẽ tăng lên, số bữa ăn của bé sẽ giảm xuống và khoảng cách giữa những lần ăn cũng sẽ kéo dài hơn. 


Đối với lượng sữa mỗi lần ăn, các bác sĩ chuyên khoa Nhi khuyên mẹ nên cho các bé sơ sinh 3 tháng tuổi ăn khoảng 59-74 ml/sữa/ngày trên 450g trọng lượng cơ thể bé. Chẳng hạn như, nếu bé có cân nặng 6kg thì mỗi ngày sẽ cần tiêu thụ khoảng 800-1000ml sữa. 


Nếu như số thời gian ngủ nhiều hơn và lượng sữa bú của trẻ ít hơn như cách tính trên thì chứng tỏ bé đang bị mất cân bằng về sinh hoạt. 


Trẻ 3 tuổi ngủ nhiều bú ít có sao không?



Hầu hết, tất cả các mẹ đều hiểu rằng, vào những tháng sơ sinh đầu đời, trẻ gần như dành toàn bộ thời gian của mình cho việc ngủ bởi trong thời gian ngủ, cơ thể trẻ sẽ giải phóng các hormone tăng trưởng để giúp tăng chiều cao, trí tuệ và cân nặng. Tuy nhiên, việc bé ngủ nhiều, bú ít cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con sau này, Vì thế, mẹ cần phải chú ý nhiều hơn. 


Việc bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều về lâu dài sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau như trẻ cảm thấy luôn mệt mỏi, cơ thể ốm yếu, thiếu chất hơn so với những trẻ được bú đủ sữa cần thiết. Đặc biệt, sức đề kháng, hệ miễn dịch của trẻ cũng sẽ kém hơn, hệ miễn dịch cũng bị suy giảm nhiều chức năng hơn. 


Bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều có sao không, mẹ nên làm gì?


Việc bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều về lâu dài sẽ tạo nên một số vấn đề khác nhau. (Ảnh minh họa)


Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều 


– Do ảnh hưởng của giai đoạn phát triển của bé: Tất cả các bé đều trải qua từng giai đoạn phát triển, ở mỗi giai đoạn này, sự phát triển của trẻ đều có sự thay đổi. Đó là những giai đoạn như: giai đoạn sơ sinh 3-4 tuần tuổi, 7-8 tuần tuổi, 10 tuần tuổi, 6 tháng tuổi và 18 tháng tuổi. Ở những giai đoạn này, trẻ sẽ ăn ít và ngủ nhiều hơn bình thường nên mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. 


– Do bé vừa đi tiêm phòng xong: Sau khoảng từ 24-48 giờ sau tiêm, mẹ sẽ thấy con ngủ nhiều hơn, sâu giấc hơn và không còn cảm giác thèm ăn. Điều này là do cơ thể trẻ đang trong quá trình xây dựng hệ miễn dịch đối với các loại virus gây bệnh nên làm con mệt mỏi hơn. 


– Do trẻ bị phân tâm: Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, bé thường nhận thức được nhiều thứ hơn nên thường bị phân tâm bởi các âm thanh và môi trường xung quanh. 


– Do lượng đường của bé trong máu thấp: Một số trường hợp trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều là do cơ thể bé đang bị hạ đường huyết. Mẹ có thể quan sát các dấu hiệu: thân nhiệt giảm, chân tay lạnh, nhịp tim đập nhanh, da mặt nhợt nhạt… Tốt hơn hết, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ ngay nếu bé bị hạ đường huyết. 


– Do trẻ đang bị nhiễm vi-rút: Nếu như cơ thể bị nhiễm vi-rút, trẻ sẽ ngủ nhiều hơn và tần suất ăn sẽ giảm xuống. Thường thì vi-rút sẽ tồn tại trong cơ thể trẻ khoảng vài ngày, mẹ hãy để bé ăn ngủ theo yêu cầu nhưng nếu kéo dài hơn 7 ngày thì mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sĩ ngay. 


– Do cơ thể trẻ bị nóng: Bé bị nóng sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không tỉnh táo nên trẻ không muốn ăn, ăn ít hơn bình thường. Để khắc phục tình trạng này, mẹ hãy mặc đồ rộng rãi, thấm mồ hôi tốt và để bé chơi tại nơi thoáng mát. 


Trẻ 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều, mẹ phải làm gì?


Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng:


– Thực hiện tập thói quen sinh hoạt cho bé: Bắt đầu từ khoảng 6-8 tuần tuổi, mẹ hãy cố gắng tạo cho trẻ sơ sinh thói quen bú và đi ngủ đúng giờ, tập cách phân biệt ngày – đêm để việc sinh hoạt cá nhân của bé nhất quán. 


– Đảm bảo trẻ bú sữa hoàn toàn: Mẹ hãy đảm bảo chế độ ăn hợp lý, giàu vitamin, kẽm, protein, canxi trong các loại thực phẩm…giúp đảm bảo nguồn năng lượng cho con. 


Bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều có sao không, mẹ nên làm gì?


Mẹ hãy cố gắng tạo thói quen sinh hoạt cho bé ngay từ những tháng đầu đời. (Ảnh minh họa)


– Chọn sữa công thức phù hợp: Với những bé uống sữa công thức, mẹ hãy lưu ý đến việc lựa chọn loại sữa cho con. Nếu sữa công thức không hợp hoặc bé đã chán loại sữa đó thì sẽ khiến bé bỏ ăn là bình thường. 


– Làm mát trẻ: Nếu thấy trẻ ngủ quá sâu và khó đánh thức, mẹ có thể dùng chiếc khăn ấm lau nhẹ lên bàn tay bé, bàn chân, lưng và mông để bé thức dậy nhanh hơn. Ngoài ra, khi con ngủ, mẹ hãy bọc bé trong lớp khăn ấm để bé ngủ ngon giấc hơn. Đến khi muốn gọi trẻ dậy thì mẹ chỉ cần bỏ lớp khăn quấn này ra là được. 


Lưu ý: Với những bé 3 tháng tuổi bú ít ngủ nhiều đi kèm cùng với những dấu hiệu bị tiêu chảy, sốt, nôn trớ…thì có thể bé đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị nhanh chóng. 






“3 Month Old Baby Sleep and Feeding Schedules: For Breastfeeding and Formula-Feeding Infants”, Baby Sleep Site.


“3-Month-Old Sleep Schedule: Samples, Tips, and More”, Health Line, November 6, 2020.







Theo Linh San Tổng hợp (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét