Người bệnh ung thư ngoài việc phải đối diện với nỗi đau bệnh tật thì sau khi điều trị khỏi bệnh, nhiều người lo lắng về sự ảnh hưởng của bệnh và quá trình điều trị đến đời sống tình dục thế nào?
Người bệnh ung thư ngoài việc phải đối diện với nỗi đau bệnh tật thì sau khi điều trị khỏi bệnh, nhiều người lo lắng về sự ảnh hưởng của bệnh và quá trình điều trị đến đời sống tình dục thế nào? Có phải kiêng tình dục để bệnh đỡ tái phát không?
Bị mắc bệnh ung thư không có nghĩa là người bệnh không còn khả năng và nhu cầu tình dục. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư đều gặp phải những khó khăn về tình dục, có thể tạm thời hoặc lâu dài.
Trong quá trình điều trị ung thư, có thể ảnh hưởng tình dục. Nhưng khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có đời sống tình dục bình thường trở lại.
Những khó khăn tình dục của người bệnh ung thư
Mất cảm giác thích thú trong tình dục. Không thể có được hoạt động tình dục như trước kia đã có – là những trở ngại cản trở tình dục của người bệnh ung thư. Một số phương pháp điều trị ung thư gây ra những thay đổi ở các cơ quan sinh dục, vì thế cũng làm thay đổi cả đời sống tình dục.
Một số đàn ông không thể có và giữ được sự cương cứng sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dương vật hoặc ung thư cả hai bên tinh hoàn. Một số phương pháp điều trị có thể làm giảm khoái cảm của đàn ông hoặc làm cho nó trở nên cạn kiệt. Một số phụ nữ thấy rằng việc sinh hoạt tình dục khó khăn hơn, hoặc thậm chí còn làm họ đau đớn sau điều trị ung thư.
Vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú là tình trạng khô âm đạo và giảm ham muốn, do tác dụng phụ của hóa trị và liệu pháp hormon gây ra. Khi đó, chị em sẽ gặp khó khăn trong đời sống tình dục. Phương pháp đơn giản và hiệu quả để khắc phục tình trạng khô hạn là sử dụng chất bôi trơn.
Còn ở đàn ông, quá trình điều trị ung thư tiền liệt tuyến thường sử dụng liệu pháp ức chế hormon nên bệnh nhân phải chịu đựng cảnh bị suy giảm ham muốn và gặp khó khăn về cương dương. Thuốc cải thiện chức năng cương dương cho thấy có tác dụng trong các trường hợp này. Tuy nhiên, một số quý ông do ngại nói ra nên đành ngậm đắng nuốt cay chịu cảnh bất lực chốn phòng the.
Người bệnh đang trong quá trình điều trị mà vẫn có nhu cầu tình dục thì bệnh nhân ung thư nên chia sẻ với bác sĩ những vấn đề được cho là “nhạy cảm” như chuyện có nên quan hệ tình dục trong quá trình điều trị bệnh hay không để được tư vấn kịp thời, tránh tâm lý e dè, mặc cảm. Điều này cũng giúp cho quá trình trị bệnh diễn ra thuận lợi hơn.
Người đã điều trị khỏi bệnh ung thư sẽ có đời sống tình dục bình thường
Nhiều nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng những người điều trị khỏi bệnh ung thư sẽ có đời sống tình dục hoàn toàn bình thường, giống như những người cùng tuổi khác. Việc từng mắc bệnh ung thư không hề ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của họ.
Tuy nhiên, đối với những người đã điều trị khỏi bệnh ung thư, khoảng 20% phụ nữ và 33% nam giới không hài lòng với đời sống tình dục. Trong khi đó, đối với những người không bị ung thư, con số này lần lượt là 10% nữ giới và 20% nam giới. 10% phụ nữ đã từng mắc ung thư lo lắng về tình trạng giảm ham muốn tình dục, trong khi đó chỉ có 7% phụ nữ chưa mắc ung thư cảm thấy như vậy.
Một vấn đề mà người đã điều trị ung thư quan tâm – đó là: quan hệ tình dục có làm bệnh ung thư tái phát? Sự thật là quan hệ tình dục sẽ không làm ung thư tái phát. Người đã được chữa khỏi bệnh ung thư nếu vẫn có ham muốn tình dục và quá trình điều trị không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thể trạng vẫn ổn định thì vấn đề quan hệ tình dục nên diễn ra bình thường.
Chỉ đặc biệt lưu ý là không nên quá sức và gắng sức, cần giữ ở mức vừa phải, phù hợp với sức khỏe. Những lúc này, người bạn đời của bệnh nhân có một vai trò rất quan trọng, ngoài sự sẻ chia thì một tình yêu thực sự sẽ là liều thuốc vô giá cho người đã từng mắc bệnh ung thư tìm lại cảm xúc tình dục tốt nhất.
Nguồn: Phụ nữ sức khỏe
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét