Bà bầu ăn rau muống được không, ăn thế nào không ảnh hưởng thai nhi

Bà bầu ăn rau muống được không, ăn thế nào không ảnh hưởng thai nhi



Bà bầu ăn rau muống được không? Rau muống vốn là loại rau khá quen thuộc trong các bữa cơm gia đình Việt Nam nhưng đây được cho là loại rau không hẳn lành tính. Eva xin chia sẻ và giải đáp thắc mắc vấn đề có bầu ăn rau muống được không?



Bà bầu ăn rau muống được không?


Rau muống là loại rau rất dễ ăn và tạo cảm giác ngon miệng nên trong thời kỳ mang thai, mẹ nào gặp khó khăn về ăn uống thì rau muống có thể coi như một ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn thực phẩm. 




Bà bầu ăn rau muống được không, ăn thế nào không ảnh hưởng thai nhi







Rau muống là loại rau rất dễ ăn và tạo cảm giác ngon miệng nên trong thời kỳ mang thai. (Ảnh minh họa)


Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, bầu ăn rau muống là không tốt vì nó có thể khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi hơn, thậm chí là có thể bị suy giãn tĩnh mạch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau muống mang đến rất nhiều lợi ích cho các bà bầu. Bà bầu có thể ăn rau muống một cách điều độ. 


Hỗ trợ bổ sung sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu


Rau muống là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt, amino axit, vitamin B và C, sắt… Cùng hàm lượng sắt dồi dào, bà bầu ăn rau muống có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng bị thiếu máu do thiếu sắt thường gặp trong giai đoạn mang thai. 


Hỗ trợ làm giảm chứng táo bón khi mang thai


Không những thế, ngoài hàm lượng chất xơ cao, rau muống còn mang đến tác dụng hỗ trợ kích thích tiêu hóa, là thực phẩm rất thích hợp với những mẹ bị chứng táo bón “hành hạ” khi mang thai. 


Hỗ trợ phòng chứng bệnh tiểu đường 


Trong thành phần của rau muống có chứa một loại dưỡng chất rất giống với insulin. Bà bầu nếu ăn rau muống sẽ giúp cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ phòng ngừa chứng tiểu đường thai kỳ thường gặp. Bà bầu bị tiểu đường có thể thường xuyên ăn rau muống để giảm thiểu tình trạng bệnh hiện tại. 



Hỗ trợ thanh nhiệt cơ thể 


Từ xưa, trong Đông y, rau muống đã được coi như vị thuốc giải nhiệt do rau muống có tính hàn. Nếu ăn rau muống với lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể thanh nhiệt, giải phóng nhiệt lượng, làm tâm lý bớt căng thẳng và giảm stress rất hiệu quả. 


Ổn định huyết áp


Ăn rau muống còn giúp bà bầu hạn chế chứng đau đầu do tăng huyết áp, ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, các món ăn từ rau muống còn rất tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ và thai nhi trong bụng. 


Bà bầu ăn rau muống được không, ăn thế nào không ảnh hưởng thai nhi


Rau muống là thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)


Bầu 3 tháng đầu ăn rau muống được không?


Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm rất nhạy cảm nên cần phải chăm sóc sức khỏe mẹ và bé cẩn thận. Những loại thực phẩm không có lợi cho sức khỏe mẹ, bé cũng cần được loại bỏ. Nếu như mẹ bầu đang có thể trạng không tốt thì không nên ăn rau muống do loại rau này cũng đang bị phun thuốc nhiều (dù là loại rau dễ trồng). Bên cạnh đó, nhựa rau muống cũng không tốt cho sức khỏe con người. 


Đối với trường hợp bà bầu bị “thèm” rau muống thì hãy tìm mua nguồn rau an toàn, đảm bảo vệ sinh nhưng cần phải ngâm muối thật kỹ, rửa sạch trước khi chế biến. 


Lưu ý khi bà bầu ăn rau muống 


Rau muống mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu nhưng không phải mẹ bầu nào cũng nên ăn rau muống. Theo khuyến cáo, mẹ bầu thường xuyên bị đau nhức do viêm khớp, bị viêm đường tiết niệu do sỏi, bị bệnh gout, bị cao huyết áp không thì không nên ăn rau muống. 


Bà bầu ăn rau muống được không, ăn thế nào không ảnh hưởng thai nhi


Rau muống là món ăn ngon nhưng cũng cần phải lưu ý khi ăn. (Ảnh minh họa)


Bên cạnh đó, trong rau muống cũng có một số loại ký sinh trùng sán lá ruột tên gọi là  Fasciolopsis buski, sẽ “tấn công” vào cơ thể. Nếu mẹ bầu ăn rau muống sống hoặc chưa được nấu chín kỹ sẽ gây đau bụng, khó tiêu. 


Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu nên rửa thật sạch rau muống dưới vòi nước rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 3-0 phút để loại bỏ lưu lượng thuốc sâu. Không nên ăn rau muống sống hoặc chưa được nấu chín kỹ để phòng các loại ký sinh trùng. 






Xem thêm chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ


Xem thêm các chủ đề HOT khác

  • Thai nhi 34 tuần




  • Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hồng Sơn




  • Phương pháp chữa vô sinh khác




Theo Linh San (Tổng hợp) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét