Một người phụ nữ đã 6 năm không thể làm “chuyện ấy” với chồng chỉ vì những cơn kích thích ở phần nhạy cảm.
Dù đã làm vợ 10 năm nhưng chị em vẫn đỏ mặt khi biết sự thật này, đặc biệt điều thứ 3
Vào tháng 12/2012, Lior Ofir Schwartz, 28 tuổi, đến từ Miami Beach, Florida, Mỹ bắt đầu cảm thấy liên tục bị kích thích ở “vùng nhạy cảm” dù không có ham muốn tình dục.
Lior chia sẻ: “Tôi có cảm giác như mình mắc hội chứng chân không yên. Tôi cứ cảm thấy bị kích thích dù không quan hệ. Trong những ngày tôi căng thẳng hoặc trước khi đi ngủ vào buổi tối, tôi sẽ cảm thấy đau đớn, ngứa ran ở “vùng kín” nhưng lại không thể gãi mà chỉ có tự làm mình “lên đỉnh” để chấm dứt cơn khó chịu.”
Lior mắc phải chứng rối loạn kích thích sinh dục dai dẳng (PGAD) khiến cô không thể quan hệ với bạn trai
Sau khi tự tìm hiểu, Lior phát hiện ra cô mắc chứng rối loạn kích thích sinh dục dai dẳng (PGAD), đó là sự kích thích bộ phận sinh dục tự phát, dai dẳng, không mong muốn và không kiểm soát được kể cả khi không quan hệ tình dục.
Tình trạng của Lior ngày càng trở nên tồi tệ hơn và khi cô bắt đầu hẹn hò với người chồng hiện tại của mình, Jonathan, 29 tuổi, cô thậm chí còn đau đớn và khó chịu đến mức không thể quan hệ tình dục với anh.
Quyết tâm tìm giải pháp, Lior đã hẹn gặp một chuyên gia về chứng PGAD vào tháng 3/2013. Vị chuyên gia đã chính thức đưa ra chẩn đoán cho Liorr và phát hiện cô cũng bị rối loạn chức năng vùng chậu.
May mắn cho Lior khi người bạn trai và sau này cũng là chồng cô, anh Jonathan đã rất ủng hộ bạn gái tiến hành điều trị. Trong suốt năm 2013, Lior phải dành thời gian để tập vật lý trị liệu nhằm giảm bớt các triệu chứng của mình đồng thời cũng phải tiến hành trị liệu tâm lý. Vì Lior đang điều trị nên cặp đôi cũng không thể quan hệ tình dục.
Nhưng dù vậy họ vẫn gắn bó và vào tháng 10/2016, Jonathan đã cầu hôn Lior. Vào tháng 3/2017 họ đã kết hôn với sự chứng kiến của gia đình và bạn bè thân thiết.
Sau 6 năm, cặp đôi Lior và Jonathan đã kết hôn.
Sau sáu năm chịu đựng cơn đau, Lior đã trải qua tiêm botox ở dây thần kinh vùng chậu và vào tháng 9/2019, cô đã phẫu thuật cắt bỏ tiền đình, một thủ tục phẫu thuật trong đó cắt bỏ màng trinh và da tiền đình. Sau cuộc phẫu thuật Lior và Jonathan không được phép quan hệ tình dục trong bốn tháng.
Sau một thời gian dài điều trị, sử dụng các máy giãn để cơ thể dần quen với chuyện ấy, Lior lần đầu tiên sau 6 năm kể từ khi cả hai quen biết nhau có thể quan hệ tình dục với chồng mà không bị khó chịu.
Vượt qua căn bệnh không dễ dàng nhưng Lior giờ đây rất hạnh phúc, cô chia sẻ: “Tôi hy vọng câu chuyện của tôi sẽ có thể giúp những người khác mắc phải chứng PGAD biết rằng bạn vẫn có thể tìm được ai đó để yếu nếu bạn muốn, bạn vẫn có thể đi du lịch khắp thế giới nếu bạn muốn, và bạn vẫn có thể theo đuổi đam mê của mình nếu muốn. Hãy chiến đấu với nỗi đau và tìm lại đam mê của mình, đừng để nó ngăn cản bạn.”
Rối loạn kích thích sinh dục dai dẳng (PGAD) – căn bệnh dễ bị hiểu lầm
Rối loạn kích thích bộ phận sinh dục dai dẳng (PGAD) là sự kích thích bộ phận sinh dục không ngừng, tự phát và không thể kiểm soát, chủ yếu xảy ra ở phụ nữ. Một người bị PGAD có thể cực khoái tự phát mà không chấm dứt được kích thích. Sự kích thích của người đó không liên quan đến ham muốn tình dục.
Trong một khoảng thời gian dài trước đây, PGAD được xem là nhu cầu tình dục lệch lạc của phụ nữ và nó có thể thay đổi với việc “làm sạch” tâm trí. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, PGAD thực chất là hệ quả của sự tổn thương dây thần kinh cột sống.
PGAD có thể dẫn đến đau đớn về thể chất, căng thẳng và khó khăn tâm lý liên tục do không thể thực hiện các công việc hàng ngày. Tình trạng có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi và thậm chí cả nam giới.
Các chuyên gia chưa xác nhận lâm sàng về tỷ lệ mắc PGAD, vì nhiều người mắc bệnh này cảm thấy quá xấu hổ khi tìm kiếm sự trợ giúp y tế.
Các triệu chứng có thể tồn tại trong thời gian dài và bao gồm:
– Đau nhói ở âm vật’.
– Ngứa ran “vùng kín”.
– Co thắt âm đạo.
– “Cực khoái” tự phát.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Theo: Gia đình
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét