Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là bị làm sao, có nguy hiểm cho thai nhi không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Đa phần các cơn gò khi nằm đều bình thường nhưng nếu có những cơn gò mạnh hơn và bất thường thì lại báo hiệu thai nhi đang gặp vấn đề.
Các cơn gò cứng bụng khi mang thai thường xuất hiện nhiều ở tam cá nguyệt thứ 2 khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng.
Bụng căng cứng khi mang thai là hiện tượng bình thường
Thông thường các cơn gò cứng bụng chỉ diễn ra chỉ khoảng 30 giây – 2 phút và thường xuất hiện từ tuần thứ 17, 18 trở đi. Đây là một trong những cơ chế làm việc của cổ tử cung để tập cho quá trình chuyển dạ sau này. Các cơn gò này thường không thấy đau và chỉ gây ra chút khó chịu cho mẹ bầu.
Nằm ngửa là tư thế mẹ bầu rất thích nhưng em bé thì không (Ảnh minh họa)
Có nhiều nguyên nhân gây nên các cơn gò, bụng căng cứng khi mang thai, có thể là do:
– Mẹ bầu làm việc vất vả, nghỉ ngơi không đủ
– Quan hệ tình dục cũng gây nên hiện tượng này
– Thai nhi đang lớn dần, phát triển dài ra nên gây nên hiện tượng này.
– Tử cung giãn to tạo áp lực lên cơ thể mẹ bầu.
Thông thường, ở các tháng thứ 4 trở đi khi thai lớn lên thì mẹ bầu sẽ bắt đầu nằm các tư thế nghiêng để em bé phát triển tốt hơn. Đa phần hạn chế các tư thế nằm sấp, nằm không thoải mái.
Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là bị làm sao?
Những cơn gò cứng bụng khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân như đã nói ở trên. Tuy nhiên, khi nằm ngửa các cơn gò này xuất hiện nhiều thì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm nguy hiểm cho em bé.
Nếu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai mà mẹ thay đổi tư thế các cơn gò cứng biến mất, bụng không còn căng cứng hoặc không có cảm giác đau thì đó là bình thường. Mẹ nên hạn chế tư thế này vì dễ khiến thai nhi không nhận đủ oxy.
Tư thế nằm ngửa có thể khiến em bé không nhận đủ oxy (Ảnh minh họa)
Nhưng nếu nằm ngửa bụng căng cứng kèm theo các cơn đau, cơn gò thì đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm, dấu hiệu sinh non nguy hiểm. Khi thấy hiện tượng căng cứng bụng, cơn gò nhiều dù thay đổi tư thế cũng không giảm, đau dữ dội hơn, đau âm ỉ vùng bụng dưới và lưng, các cơn co thắt liên tục với cảm giác đau quặn ruột, càng dồn dập và tăng dần, đặc biệt là ra dịch nhầy âm đạo hoặc vỡ ối thì mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay.
Nằm ngửa khi mang thai có nguy hiểm không?
Mặc dù nằm ngửa là một tư thế thuận tiện và các mẹ bầu đặc biệt yêu thích bởi khi mang thai mẹ thường hay bị đau lưng. Nhưng khi mang thai khoảng 20 tuần trở đi thì nằm ngửa lại không phải là tư thế tốt cho em bé.
Trọng lượng của em bé đã bắt đầu lớn lên, tử cung ở giai đoạn này có thể nén động mạch chủ và làm giảm lượng máu cung cấp cho em bé.
Vì vậy, nằm ngửa có thể gây nên ảnh hưởng làm giảm lượng máu cung cấp cho thai nhi, thai nhi, về lâu về dài có thể gây nên hiện tượng thiếu oxy cho thai, thai chết lưu. Vì vậy, bà bầu hãy hạn chế tư thế nằm ngủ này.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng, nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn, thai nhi nhận đủ oxy và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, hãy đầu tư thêm các loại gối ngủ sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ êm ái hơn, giảm được các cơn đau lưng, khó chịu.
Lựa chọn tư thế nằm ngủ an toàn cho em bé trong bụng mẹ (Ảnh minh họa)
Việc nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có thể là hiện tượng bình thường nhưng để tốt nhất cho em bé thì các mẹ nên hạn chế tư thế này. Đặc biệt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu gặp phải các vấn đề tương tự.
Xem thêm chủ đề Chăm sóc bà bầu
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét