Vì sao cả bác sỹ và hot mom cùng khuyên nên “sợ dịch”?



Từ hai khía cạnh khác nhau, nhưng hot mom Trần Thu Hà – tác giả cuốn sách nổi tiếng “Con nghĩ đi, mẹ không biết”; và bác sĩ Phạm Lê Duy – Tiến sĩ y khoa về dị ứng, miễn dịch lại có cùng quan điểm: Lạc quan thì được, chủ quan thì đừng!



Lạc quan, nhưng vẫn cần “sợ dịch”


Sau khoảng thời gian giãn cách xã hội, dường như ai cũng trân trọng giá trị sống hơn, mọi người đều trở nên có trách nhiệm hơn, cư xử văn minh hơn. Nhưng cũng chính vì thời gian cách ly quá khổ sở nên khi kết thúc, mọi người lại “bung xõa” dữ dội như chưa hề có cuộc cách ly nào. Sống trong cộng đồng, với công việc full-time là người phụ nữ của gia đình, mẹ của 2 bé gái, hot mom Trần Thu Hà cũng đã tự mình trải nghiệm tâm lý muốn được “cởi trói” sau thời gian buộc phải ở nhà, nhưng điều quan trọng hàng đầu vẫn là sức khỏe của con, nên chị luôn giữ vững tâm niệm “Lạc quan thì được, chủ quan thì đừng”.


vi sao ca bac sy va hot mom cung khuyen nen “so dich”? - 1


Dù tại Việt Nam bệnh dịch không trầm trọng như các quốc gia khác, nhưng có một sự thật không thể phủ nhận là đến hiện tại thế giới vẫn chưa có vaccine ngăn chặn và thuốc đặc trị cho chủng vi-rút này. Các ca bệnh vẫn xuất hiện, số người tử vong chưa dừng lại, nhiều nước đã xác nhận xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai, và người Việt đang lo lắng tranh luận về việc mở cửa đường bay quốc tế.


“Đó là chưa kể đến còn hàng loạt các vi-rút, vi khuẩn, vi trùng có hại khác đang chực chờ tấn công. Cứu cánh duy nhất là sức đề kháng cá nhân” – mẹ Hà chia sẻ.


Thông qua trang Facebook Mẹ Xu Sim, chị Hà đã sẵn kết nối với nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học, và các bác sỹ ở nhiều nước trên thế giới ngay từ khi có thông tin dịch lạ xuất hiện. Vì vậy, trong suốt nhiều tháng qua, chị cố gắng tập cho các bé những thói quen cơ bản cần thiết. Theo mẹ Hà, đây là thời điểm vàng để dạy con về vấn đề vệ sinh và bảo vệ sức khỏe khi mọi kênh truyền thông, mọi người trong xã hội, mọi chỗ con nghe và thấy đều cùng đồng thanh nhắc nhở.


vi sao ca bac sy va hot mom cung khuyen nen “so dich”? - 2


Không những thế, xây dựng lối tư duy phản biện và tích cực để bản thân Xu Sim có thể nhận định đánh giá tình hình xung quanh và điều chỉnh hành động phù hợp, cũng là điều mẹ Hà ưu tiên dạy con trong những ngày giãn cách. “Ở nhà, mình và 2 con thường hay xem tin tức và phim về dịch bệnh cùng nhau, trong lúc xem mẹ sẽ tranh luận với các con về cách giữ vệ sinh và thái độ sống quan tâm đến người khác. Những bài học thực tế như thế sẽ khiến các con thấm thía và nhớ lâu hơn”. Nhờ đó, khi quay lại trường học, Xu Sim phần nào “sợ dịch” mà tự giác giữ vệ sinh, rửa tay đúng cách, tôn trọng người khác, chuẩn bị khẩu trang, gel rửa tay khô sẵn trong balo, luôn sử dụng bình nước cá nhân, tránh ăn uống chung đụng các bạn. 


vi sao ca bac sy va hot mom cung khuyen nen “so dich”? - 3


Đứng ở khía cạnh tích cực thì qua dịch bệnh, các con (và ngay cả người lớn) hiểu giá trị của tự do, khi bao hoạt động vui chơi gặp gỡ bè bạn, hay thậm chí được cắp sách đến trường cũng bị ngăn cấm. Và chúng ta cũng được học một giá trị khác, đó là để có được tự do thì phải khỏe mạnh cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Phải biết “sợ” để học cách bảo vệ bản thân, nhưng cũng đừng hoảng loạn và bị cuốn theo những tin đồn. Phải hiểu rằng, mình khoẻ nhất, khi tất cả mọi người xung quanh mình đều khoẻ, kể cả người lạ, và ngược lại.


Rửa tay là “liều vaccine” hiệu quả và ít tốn kém nhất


Trong thời kì giãn cách xã hội vừa qua, có nhiều thói quen mới được hình thành giúp củng cố và tối ưu sức đề kháng, nên được tiếp tục duy trì ngay cả khi đại dịch về cơ bản đã được đẩy lùi ở Việt Nam. “Bên cạnh đó, việc rửa tay là một trong những biện pháp quan trọng giúp hạn chế lây lan các vi sinh vật gây bệnh được các nhà nghiên cứu trên thế giới công nhận. Không chỉ có tác dụng làm giảm lây lan chéo và nhiễm trùng bệnh viện, mà còn là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cá nhân, giảm lây lan các dịch bệnh nguy hiểm trong cộng đồng” – Bác sĩ Phạm Lê Duy cho hay.


vi sao ca bac sy va hot mom cung khuyen nen “so dich”? - 4


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lan truyền vi khuẩn, vi-rút – những tác nhân gây bệnh tiêu chảy làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên thế giới và giảm tỉ lệ mắc bệnh lên đến 47 – 53%. Hơn nữa, việc rửa tay có thể làm giảm nhiễm khuẩn đường hô hấp đến khoảng 19 – 45%. 


“Tuy nhiên, rửa tay với xà phòng giúp rửa sạch vi khuẩn bám trên da tốt hơn so với chỉ rửa tay bằng nước đơn thuần” – bác sĩ chia sẻ thêm. Để hiểu thêm về tầm quan trọng của rửa tay với xà phòng và nguyên lý hoạt động của xà phòng trên vi khuẩn/vi-rút, các bạn hãy xem qua video giải thích chi tiết dưới đây.

































Đối với ý kiến cho rằng, rửa tay không thể loại bỏ hết vi khuẩn do tay luôn phải tiếp xúc mọi nơi, bác sĩ Duy nhấn mạnh: “Không thể vì ăn một lần cũng sẽ đói thì chúng ta không ăn nữa, cũng như vậy, không thể vì rửa tay xong thì tay có thể dơ trở lại mà chúng ta không làm. Rửa tay thường xuyên được xem như một biện pháp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm hiệu quả, ít tốn kém và dễ thực hiện nhất”.


Đồng thời, bác sĩ cũng lưu ý những yếu tố khi lựa chọn sản phẩm rửa tay để đảm bảo chất lượng và hiệu quả như:


+ Sử dụng các sản phẩm lành tính và thân thiện với da, không chứa các chất gây kích ứng làn da của trẻ.


+ Có các thành phần bảo vệ hàng rào da, dưỡng ẩm, Vitamin E để duy trì độ ẩm trên da.


+ Các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, từ thương hiệu đã được kiểm định chất lượng.


+ Một số sản phẩm có chứa chất diệt khuẩn lành tính như ion bạc cũng có thể được sử dụng.






(thoidaiplus.giadinh.net.vn).

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét