Bà bầu bị cúm khi mang thai có được chữa bằng thuốc, xông lá không?


Bà bầu bị cúm có biểu hiện rõ nhất là sốt cao 39 – 40 độ và kèm theo ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức cơ thể. Cảm cúm khi mang thai dù ở tháng thứ mấy cũng đều ảnh hưởng tới thai nhi và việc sử dụng thuốc uống cần đặc biệt chú ý.





Mục Lục


Cúm là gì?

Bà bầu bị cúm kéo dài bao lâu?

Bà bầu bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi, có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cúm có được uống thuốc không?

Bà bầu bị cúm phải làm thế nào?

Bà bầu bị cúm có được xông lá không?




Theo CDC, cúm có nhiều khả năng gây bệnh ở phụ nữ mang thai hơn so với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng không mang thai. Những thay đổi trong hệ miễn dịch, tim và phổi khi mang thai khiến bà bầu dễ bị cúm hơn. 


Bà bầu bị cúm dễ gây hại cho thai nhi phát triển. Triệu chứng điển hình của cúm khi mang thai là sốt cao, có thể gây khuyết tật ống thần kinh cho em bé đang phát triển. 


Cúm là gì?


Cúm là một loại virus có thể gây bệnh nghiêm trọng. Cúm không chỉ là đau họng, sổ mũi mà còn có thể gây hại đến thai nhi nếu người bệnh đang mang thai. 


Các triệu chứng, dấu hiệu của cúm khi mang thai 


– Sốt cao 39 – 40 độ đột ngột


– Kèm theo sốt cao là triệu chứng lạnh (rét run) và đau nhức toàn thân 


– Đau đầu dữ dội, đôi khi kèm theo chứng nôn 


– Sổ mũi, đau rát họng, đắng miệng và ho có đờm.


– Mệt mỏi, da khô nóng, cơ thể đau nhức rã rời




ba bau bi cum khi mang thai co duoc chua bang thuoc, xong la khong? - 1







Triệu chứng điển hình của cúm khi mang thai là sốt cao và sổ mũi (Ảnh minh họa)


Bà bầu bị cúm kéo dài bao lâu?


Các triệu chứng cúm khi mang thai đến rất nhanh và có xu hướng nghiêm trọng hơn. Bà bầu bị cúm thường kéo dài khoảng 2 tuần. Đôi khi dài hơn do sức đề kháng của bà bầu yếu. 


Bà bầu bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi, có nguy hiểm không?


Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), bà bầu bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi, virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật, đặc biệt là khi mang bầu trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ. Ngoài ra, sốt cao cùng với độc tính của virus cúm có thể gây kích thích co bóp tử cung gây sảy thai hoặc thai chết lưu hoặc sinh non. 



Do đó, các bác sĩ đều khuyến cáo mẹ bầu cần lập tức đi gặp bác sĩ ngay sau khi có triệu chứng của cúm vì điều trị cúm sẽ có hiệu quả cao nhất sau 48h kể từ khi có triệu chứng. 


ba bau bi cum khi mang thai co duoc chua bang thuoc, xong la khong? - 3


Bầu bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa)


Bà bầu bị cúm có được uống thuốc không?



Tin liên quan

Bà bầu - Bà bầu bị cảm cần lưu ý những gì để không ảnh hưởng thai nhi?

Bà bầu bị cảm cần lưu ý những gì để không ảnh hưởng thai nhi?


Khi bà bầu bị cúm việc điều trị bằng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ. Một số loại thuốc chữa cúm cho bà bầu như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel, Aspirin, các loại siro chống cúm, cảm lạnh và ho chứa guaifenesin và dextromethorphan có nguy cơ gây ra những biến chứng khó lường trên cơ thể của mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. 


ba bau bi cum khi mang thai co duoc chua bang thuoc, xong la khong? - 4


Bầu bị cúm không tự ý uống thuốc dù là loại thuốc gì (Ảnh minh họa)


Bà bầu bị cúm phải làm thế nào?


Theo Whattoexpect, khi bị cúm bà bầu hãy thực hiện những việc sau:


– Đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị. Việc sử dụng thuốc chữa cúm cho bà bầu có thể sẽ phải thực hiện và các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng tối đa tới thai nhi. 


– Bà bầu nên nghỉ ngơi nhiều


– Uống nhiều nước để làm dịu các cơn đau họng và bù nước vì khi sốt dễ mất nước. 


– Uống thuốc theo đúng liều lượng và loại chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc uống, đặc biệt là các loại thuốc hạ sốt hay kháng sinh. 


– Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, các thực phẩm như cam, bưởi, kiwi, dứa, quả mâm xôi, quả mâm xôi, cà chua, cải xoăn, bông cải xanh và rau bina, và bổ sung thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ nạc, ức gà không da, ngũ cốc tăng cường, trứng, đậu xanh, rau bina, bông cải xanh, cải xoăn và hạt bí ngô…


– Hãy luôn giữ cho cơ thể thoải mái, quần áo rộng rãi và không gian ngủ thoáng. 


– Ngoài ra, bà bầu có thể sử dụng chanh ngâm mật ong ngậm để giảm sự đau rát ở cổ họng, giảm sưng, viêm và giảm ho. 


ba bau bi cum khi mang thai co duoc chua bang thuoc, xong la khong? - 5


Bà bầu hãy nghỉ ngơi, có thể ngậm chanh mật ong giảm đau họng, uống nước gừng (Ảnh minh họa)


– Bà bầu cũng có thể sử dụng gừng để chữa cảm cúm. Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng rất đơn giản, mẹ chỉ cần thái nhỏ vài lát gừng, cho vào 200ml nước đun sôi trong 15 phút rồi lọc lấy nước uống khi còn ấm. Nước gừng sẽ giúp mẹ bầu kháng khuẩn, tăng sức đề kháng. 


Bà bầu bị cúm có được xông lá không?


Các bác sĩ cho rằng mẹ bầu không nên xông lá giải cảm cúm vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nguyên nhân là do khi xông nóng, chùm chăn kín, lượng nhiệt cao và lâu làm nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao, điều đó dễ gây nóng nước ối và cực kỳ nguy hiểm cho bào thai. Các tế bào có thể sẽ bị phá hủy, ngăn cản quá trình lưu thông oxy cho thai. 


Ngoài ra, nguyên nhân mẹ không nên xông hơi khi bị cúm lúc mang thai đó là áp lực của hơi nóng khi xông lâu có thể khiến mẹ bị ngạt thở, chóng mặt, thậm chí là hạ huyết áp. 


ba bau bi cum khi mang thai co duoc chua bang thuoc, xong la khong? - 6


Bị cúm khi mang thai không xông lá (Ảnh minh họa)


Khi nào bà bầu cần đi gặp bác sĩ?


Nếu mẹ bầu đang gặp phải bất cứ những vấn đề nào sau đây thì cần đi gặp bác sĩ ngay:


– Khó thở hoặc thở khó


– Đau hoặc cảm thấy áp lực dai dẳng ở ngực hoặc bụng


– Chóng mặt dai dẳng hoặc cảm thấy mê mệt, không tỉnh táo 


– Co giật 


– Không đi tiểu


– Đau cơ nghiêm trọng


– Sốt hoặc ho đã giảm sau đó bị lại nghiêm trọng 


– Sốt cao 


– Giảm hoặc không thấy cử động của em bé


Khi bị cúm thì dù mang thai 3 tháng đầu hay 3 tháng giữa, cuối đều ít nhiều ảnh hưởng tới thai nhi. Vì vậy, chỉ cần có những biểu hiện cúm bà bầu cần được điều trị y tế bởi các bác sĩ chuyên khoa. 




NGUỒN THAM KHẢO:


Flu during pregnancy: What to know – Medicalnewstoday


Flu During Pregnancy: What You Need to Know to Stay Safe – Whattoexpect


Influenza (Flu) And Pregnancy – Marchofdimes


Pregnant Women & Influenza (Flu) – CDC



Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!














Xem thêm chủ đề Cảm sốt – Ho khi mang thai


Xem thêm các chủ đề HOT khác
  • Máu cuống rốn

  • Thai nhi 9 tuần tuổi

  • Làm hồ sơ sinh, giấy khai sinh


Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét