Uống thuốc gì để nhanh có thai?



Việc mang thai không phải cứ muốn là được, vậy làm thế nào để sớm thụ thai hoặc uống thuốc gì để nhanh có thai? Đó là những băn khoăn thường trực của các cặp đôi đang mong ngóng có con.



Có không ít nguyên nhân tiềm ẩn tác động xấu tới khả năng thụ thai của phụ nữ cũng như khả năng sinh sản của nam giới, khiến các cặp đôi khó có con dù đã rất cố gắng. Các nguyên nhân đó có thể là do các cặp đôi quá nôn nóng về việc phải mang thai, không xác định đúng thời gian rụng trứng hoặc do các bệnh lý.


Trong một số trường hợp, chị em nên sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản để nhanh chóng thỏa lòng mong ước được làm mẹ. Vậy các chị em nên uống thuốc gì để nhanh có thai?


Khi sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản, các chị em tuyệt đối phải tuân theo chỉ định của các bác sĩ. Tùy theo nguyên nhân khó thụ thai mà các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau.




uong thuoc gi de nhanh co thai? - 1







Uống thuốc gì để nhanh có thai là nỗi băn khoăn của nhiều chị em khi đang mong ngóng, tìm con. Ảnh minh họa


1. Thuốc kích thích rụng trứng


Một số chị em có ngày rụng trứng không đề, thậm chí là không rụng trứng. Theo nghiên cứu, cứ trong 4 người phụ nữ bị vô sinh sẽ có 1 người gặp vấn đề về rụng trứng. Các loại thuốc điều trị về vấn đề rụng trứng bao gồm:


– Metformin (Glucophage): Loại thuốc này có thể làm giảm kháng insulin. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), đặc biệt là những người có chỉ số BMI trên 35, có thể bị kháng insulin – nguyên nhân khiến việc rụng trứng bị ảnh hưởng.


– Thuốc đồng vận dopamine: Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm lượng hormone prolactin trong cơ thể. Ở một số phụ nữ, có quá nhiều prolactin có thể gây ảnh hưởng tới vấn đề rụng trứng.



– Clomiphene (Clomid): Thuốc này có thể kích hoạt sự rụng trứng, là lựa chọn đầu tiên dành cho những phụ nữ gặp vấn đề về rụng trứng.


– Letrozole (Femara): Giống như clomiphene, thuốc letrozole cũng có tác dụng kích hoạt sự rụng trứng. Với những người mắc chứng PCOS, đặc biệt là những người mắc bệnh béo phì, letrozole có thể mang lại tác dụng rất tốt. Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy, 27,5% phụ nữ mắc PCOS sử dụng thuốc letrozole đã sinh con, trong khi đó, số người đậu thai khi dùng clomiphene là 19,1%


– Gonadotropin: Nhóm hormone này có tác dụng kích thích sự hoạt động trong buồng trứng, bao gồm cả việc rụng trứng. Khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng hormone kích thích nang trứng và hormone luteinizing, những loại hormone nằm trong nhóm gonadotropin. Khi áp dụng cách này, người điều trị sẽ được tiêm hormone trực tiếp vào người hoặc xịt qua đường mũi.


Trong các trường hợp vô sinh, có khoảng 10% các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân. Những trường hợp như thế này được y học gọi là vô sinh không giải thích được. Thuốc nhằm kích thích rụng trứng có thể giúp ích được trong những trường hợp này.


2. Thuốc hormone trước khi thụ tinh nhân tạo


uong thuoc gi de nhanh co thai? - 3


Trước khi thụ tinh nhân tạo, phụ nữ cũng phải uống một số loại thuốc. Ảnh minh họa


Khi không thể xác định nguyên nhân gây vô sinh, các cặp đôi có thể áp dụng cách thụ tinh nhân tạo, tức đưa tinh trùng trực tiếp vào tử cung trong thời gian rụng trứng. Cách này có thể tăng tỷ lệ mang thai khi phụ nữ gặp vấn đề về chất nhầy cổ tử cung hoặc khả năng di chuyển của tinh trùng, hoặc khi bác sĩ không phát hiện ra nguyên nhân gây vô sinh.


Vậy uống thuốc gì nhanh có thai trong trường hợp này? Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng thuốc rụng trứng (clomiphene hoặc letrozole), hoặc kích thích rụng trứng, hoặc thuốc chứa progesterone (thường là loại thuốc đặt âm đạo).


Trong khi đó, thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) yêu cầu một số loại thuốc gồm thuốc ức chế rụng trứng (như hormone đối kháng gonadotropin) như nếu phụ nữ rụng trứng quá sớm, thuốc rụng trứng (như clomiphene hoặc letrozole) nếu buồng trứng giải phóng nhiều trứng, thuốc kích hoạt rụng trứng, progesterone.


Ngoài quan tâm tới việc uống thuốc gì nhanh có thai, chị em cũng nên nghe theo những lời khuyên sau:


– Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.


– Bổ sung các loại vitamin, chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, D, C, E, kẽm, kali,…


– Duy trì cân nặng đạt mức tiêu chuẩn.


– Từ bỏ hoặc cắt giảm thuốc lá và rượu bia.


– Nắm rõ chu kỳ kinh của mình.


– Nói không với stress, hoảng sợ.


– Thường xuyên “yêu”.


Chắc hẳn các chị em đã giải đáp được thắc mắc uống thuốc dễ có thai rồi đúng không. Điều quan trọng là bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho bản thân.




NGUỒN THAM KHẢO: 


– “Fertility drugs for women: What to know”. Medical News Today. 31/08/2018. 






Xem thêm chủ đề Các bước chuẩn bị mang thai


Xem thêm các chủ đề HOT khác

  • Thai nhi 8 tuần tuổi




  • Vô sinh nam




  • Khi vợ mang bầu





Theo Hà Phương (Dịch từ Medicalnewstoday) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét