Trẻ nghỉ học ở nhà, bố mẹ hãy coi đây là dịp để con tiếp cận những điều mới


Hết Tết Canh Tý, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Nhiều tỉnh thành trên cả nước quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng ngừa dịch lây lan.



Trường nghỉ học phòng dịch, phụ huynh lo xoay xở, giáo viên không hề nhàn hơn


Nhiều phụ huynh lo lắng chuyện con nghỉ học ở nhà không có người trông vì con nghỉ nhưng bố mẹ vẫn đi làm bình thường. Một số phụ huynh bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc cho học sinh nghỉ học chính khóa. Trong đó, ý kiến của một bà mẹ ở Hà Nội nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ bình luận. Theo đó, người mẹ này cho rằng: “Các thầy cô giáo cũng như chúng tôi (tức phụ huynh), họ cũng đi làm lấy nguyên lương thì không có cớ gì họ được nghỉ,” rằng giáo viên “đã được nghỉ hè, nghỉ cuối tuần, nghỉ trong tuần nhiều hơn các ngành khác rồi”.


Tuy nhiên, tham khảo kế hoạch hoạt động của nhiều trường công lập trong thời gian học sinh nghỉ phòng dịch, các giáo viên vẫn đến trường bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ, nghiên cứu sách giáo khoa, tổng vệ sinh khử khuẩn trường lớp, hướng dẫn học sinh tự học… như bình thường. Không hề có chuyện “được nghỉ” nhàn rỗi như một số ý kiến đặt ra.




tre nghi hoc o nha, bo me hay coi day la dip de con tiep can nhung dieu moi - 1







 


Bên trái là bài đăng nhận hàng nghìn lượt chia sẻ của một phụ huynh sống tại Hà Nội, bên phải là lịch hoạt động của trường tiểu học Minh Khai A trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.


Như để trả lời ý kiến này cũng như thắc mắc của nhiều phụ huynh khác về việc giáo viên có “được nghỉ” khi tạm thời không có học sinh đến trường hay không, nhiều thầy cô đã lên tiếng chia sẻ trong các hội nhóm giáo viên.


Xin thưa chúng tôi vẫn phải đi đến trường hàng ngày làm công việc chống dịch và làm chuyên môn nhé. Sau này học sinh đi học, chúng tôi vẫn phải hoàn thành bài học cho học sinh. Chính vì phòng chống dịch mà giáo viên chúng tôi vất vả hơn đấy!”.  



Không có giáo viên nào thích nghỉ như thế này đâu vì sau đó phải dạy bù còn mệt gấp trăm lần dạy bình thường. Hãy thử làm giáo viên 1 ngày xem nhàn hay sung sướng thế nào nhé!”, “Chương trình còn đó, bài học còn đó, giáo viên không dạy tuần này thì tuần sau phải dạy, nếu Sở không lùi thời gian kết thúc năm học thì giáo viên phải dạy bù, dạy đẩy, dạy đuổi chương trình…”. 


tre nghi hoc o nha, bo me hay coi day la dip de con tiep can nhung dieu moi - 3


Trong nhiều hội nhóm chat riêng của các lớp, tình hình thăm hỏi sức khỏe của học sinh và hướng dẫn giao bài cho học sinh tự làm tại nhà vẫn được chia sẻ đều đặn. Những điều này đủ cho thấy, các giáo viên không hề nhàn như một số người lầm tưởng. Trái lại, họ còn vất vả hơn cả khi học sinh đến trường.


tre nghi hoc o nha, bo me hay coi day la dip de con tiep can nhung dieu moi - 4


Giáo viên cùng phụ huynh Trường Mầm non Xuân Đỉnh A đang cọ rửa vệ sinh trường lớp chuẩn bị các công tác đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ đi học trở lại.


Hãy coi đây là dịp để con tiếp cận những điều mới


Dù câu chuyện là “được nghỉ học” hay “bị nghỉ học”, thì việc chĩa mũi dùi vào các thầy cô giáo là không đúng. Thầy cô không phải là người ra quyết sách nghỉ học – nghỉ dạy mà đây là chủ trương chung của các cấp lãnh đạo. Hơn nữa, dù học trò nghỉ, các giáo viên vẫn đến trường làm việc bình thường. Do đó, thay vì so sánh nghề này nghề khác, nên chăng, có cái nhìn thấu hiểu, thông cảm với sự vất vả của những người mang trọng trách “trồng người”, chăm lo giáo dục cho thế hệ tương lai của đất nước. 


Thay vì cảm thấy mất công, mất việc, mất thời gian (vì “phải” ở nhà trông con), hãy thử nghĩ theo chiều hướng khác. Việc các “tiểu quỷ” không đến trường chính là cơ hội để các bé được tiếp thu những kỹ năng mới, mà trong đó bước đầu chính là câu hỏi: Làm thế nào để trẻ “tiêu” hết 8 tiếng ở nhà một cách ý nghĩa?.


Với những bé đủ lớn, các bậc phụ huynh nên trao đổi về việc khi ở nhà, con cần làm những việc lặt vặt đóng góp vào việc chăm sóc ngôi nhà, có thể là công việc quét nhà, gấp quần áo, lau đồ, thu dọn đồ chơi,…


Khi trao đổi với con, đừng quên tôn trọng suy nghĩ của con và nói rõ từng cá nhân trong gia đình sẽ làm việc gì mỗi ngày (mỗi tuần). Chia sẻ với con ý nghĩa, giá trị mà việc đó mang lại, quan tâm và ca ngợi cố gắng của con, sử dụng phần thưởng nhỏ để kích thích con hoàn thành.


tre nghi hoc o nha, bo me hay coi day la dip de con tiep can nhung dieu moi - 5


Việc học của một đứa trẻ không chỉ gói gọn trong kiến thức sách vở mà thầy cô giao cho, mà đó là việc học hỏi tất cả mọi thứ con có thể học: học cách chủ động lựa chọn “Con sẽ làm việc này, bố mẹ sẽ làm việc kia”; học cách hoàn thành một đầu việc nhỏ; học giao tiếp với người thân để ý thức được vai trò và giá trị của chính bản thân con trong gia đình…


Nếu 8 tiếng ở nhà là tự do xem điện thoại, chơi game cả ngày thì hoàn toàn không ổn. Không đến trường không đồng nghĩa với việc bỏ bê kiến thức. Trường vẫn giao bài ôn tập online, dạy học online,… quyền lợi và trách nhiệm của một học sinh là hoàn thành những bài tập đó. Còn quyền lợi và trách nhiệm của các bố các mẹ là giải thích cho con hiểu tại sao lại cần làm bài tập, chủ động kết nối với thầy cô, nhà trường chặt chẽ để cùng nhau dạy dỗ con cái chúng ta, sẵn sàng cho ngày quay lại trường học.


tre nghi hoc o nha, bo me hay coi day la dip de con tiep can nhung dieu moi - 6


Ngoài việc chú ý xem con học được điều gì khi nghỉ ở nhà, câu hỏi mà những người lớn cần đặt ra cho chính mình là: Bản thân các bậc phụ huynh học được gì khi có tình huống bất ngờ xảy ra?.


Học cách thích nghi, hẳn rồi.


Đây chính là lúc để bố mẹ học cách thu xếp việc nhà – việc cơ quan sao cho ổn thỏa. Cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo nhịp 1+1=2. Sẽ luôn có những tình huống bất ngờ xảy ra. Nếu chỉ biết đổ lỗi, căng thẳng và bức xúc, bạn sẽ chẳng thể hiện được điều tích cực gì để con mình nhìn vào.


Bố mẹ là chiếc gương phản chiếu quá khứ – tương lai của con cái. Thái độ của bạn khi đối diện với sự việc chính là cách mà sau này con bạn sẽ học theo. Vì thế, đừng tự mình lựa chọn bí bách chỉ vì con bất ngờ được nghỉ học.


Thay vào đó, hãy trao đổi với con. 


Bố mẹ hoàn toàn có thể đặt niềm tin ở con nhỏ, chia sẻ với con khó khăn của bản thân, rằng việc con ở nhà dài ngày đồng nghĩa với việc 1 trong 2 bố mẹ phải nghỉ làm, thiếu hụt ngân sách chi tiêu cho cả nhà, hãy tích cực khuyến khích con động não tìm ra giải pháp cho vấn đề, cùng nhau lập kế hoạch ứng phó với tình huống.


Trong cuộc sống, bất cứ vấn đề nào mà chúng ta gặp phải cũng đều có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Khi bạn lựa chọn lạc quan, tích cực, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ dường như suôn sẻ hơn. Biến thách thức thành cơ hội cho con học hỏi, san sẻ khó khăn với con… chính là cách giảm bớt gánh nặng, giúp các bố mẹ và con nhỏ cùng nhau vượt qua “kỳ nghỉ Tết lâu kỷ lục” một cách dễ dàng hơn.


Nguồn: http://khampha.vn/tin-tuc-viet-nam/tre-nghi-hoc-o-nha-bo-me-hay-coi-day-la-dip-de-con-t…






Chiếc khẩu trang phát miễn phí giữa dịch Corona và bài học dạy con về sự tử tế


Chiếc khẩu trang phát miễn phí giữa dịch Corona và bài học dạy con về sự tử tế

Trong khi nhiều người lợi dụng để tăng giá khẩu trang, ai nấy cố giành mua những chiếc cuối cùng thì vẫn có rất nhiều người lan tỏa giá trị sống đích…

Bấm xem >>




Theo Mộc Miên – Lê Ngọc (Khám phá)


Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét