Trẻ bị rôm sảy sẽ có những nốt mẩn đỏ hình tròn, phần đầu rôm sẽ có nước màu trắng… Bé bị rôm sảy gây nóng ngứa rát khó chịu, khó ngủ, bỏ ăn, quấy khóc. Do đó, khi bé có các triệu chứng rôm sảy mẹ nên tắm các loại nước lá giúp con giải nhiệt, hết rôm sảy không cần dùng thuốc.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch thường trực Hội Đông y Quận Ba Đình, Hà Nội) |
Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh |
Rôm sảy là tình trạng tuyến mồ hôi bị bít tắc gây ứ đọng và ống bài tiết dễ bị bụi, ghét bít kín khiến da bé bị viêm, xuất hiện các mẩn đỏ trên da.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị rôm sảy do da nhạy cảm và tuyến mồ hôi chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, rôm sảy ở trẻ không gây tác hại gì nghiêm trọng và sẽ tự hết sau đó nếu bố mẹ chăm sóc con đúng cách.
Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy
– Do tuyến mồ hôi tắc nghẽn: Các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài.
– Do mặc quá nhiều quần áo, hay quần áo không thấm mồ hôi làm mồ hôi không thoát được.
– Do thời tiết oi bức, nóng nực:
– Vệ sinh da bé không tốt: Tắm ít, tắm không sạch, bé đeo bỉm quá lâu.
– Vào mùa hè là thời điểm vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Vi khuẩn thường trú ngoài da cũng có thể bài tiết chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
Da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm và đặc biệt tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, bé dễ bị rôm sảy ở các khu vực như da nhạy cảm như: mặt, lưng, ngực, toàn thân.
Bé bị rôm sảy ở mặt. (Ảnh minh hoạ)
Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?
Các loại nước lá rất lành tính, có tính mát, giải nhiệt, không gây kích ứng, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại nước lá và tắm theo hướng dẫn sau.
1. Trẻ bị rôm sảy tắm nước lá trầu không
Lá trầu không giàu hàm lượng niacin, riboflavin, vitamin C và các khoáng chất khác có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, chống ngứa, giúp da khỏe hơn.
Mẹ có thể dùng lá trầu không để tắm cho trẻ bị rôm sảy, loại lá này giúp các mẩn đỏ nhanh hết, bé hết ngứa ngáy, dễ chịu hơn.
Mẹ có thể tắm nước lá trầu không cho bé bị rôm sảy (Ảnh minh hoạ)
Cách nấu nước tắm
– Lấy khoảng 10 lá trầu vừa tầm không già, không quá non.
– Rửa sạch, để ráo nước.
– Cho lá trầu vào nồi nước đun sôi khoảng 15 phút cho các tinh chất trong lá tiết ra nước.
Cách tắm
– Pha nước lá trầu vừa đun với nước lã, để nước vừa độ ấm cho bé tắm.
– Mẹ lấy khăn xô (khăn mềm) tắm, lau người nhẹ nhàng cho bé.
– Không lau lại bằng nước trắng.
– Tuần chỉ nên tắm cho bé từ 3 – 4 lần là đủ.
2. Trẻ bị rôm sảy tắm nước lá khế
Thành phần của lá khế chứa: Các axit hữu cơ, tanin và các khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giải độc, giảm tình trạng dị ứng hiệu quả.
Theo Đông y lá khế có đặc tính kháng khuẩn, giải nhiệt, ngừa dị ứng… Lá khế được các mẹ sử dụng nhiều trong điều trị rôm sảy cho trẻ nhỏ, giúp bé giảm ngứa, mát da, da bé mịn màng hơn.
Lá khế giúp bé giảm nhanh tình trạng rôm sảy, mẩn đỏ (Ảnh internet)
Cách nấu nước tắm
– 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước.
– Cho lá khế vào nồi nấu với nước, đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút.
– Hoặc mẹ có thể giã nát lá khế với một chút muối ăn, lọc lấy nước cốt rồi pha với nước ấm tắm cho bé.
Cách tắm
– Pha nước lá khế với với nước trắng, để nước ấm. Sau đó dùng khăn mềm nhẹ nhàng, tắm lau người cho trẻ.
– Tắm ngày 1 lần cho trẻ và 1 tuần tắm 3 – 4 lần.
3. Trẻ bị rôm sảy tắm nước lá sài đất
Sài đất chứa các thành phần như: Tanin, flavonoid, saponin, lipid và tinh dầu hòa tan có tác dụng giảm tình trạng nhiễm trùng, viêm da.
Theo Đông y thì sài đất là thảo dược có vị ngọt, tính mát có tác dụng giảm mụn nhọt, chống rôm sảy, giải độc, làm mát da, giảm ho viêm họng…
Sài đất có tác dụng giảm mụn nhọt, chống rôm sảy, giải độc hiệu quả (Ảnh minh hoạ)
Cách nấu nước tắm
– 150g lá sài đất tươi hoặc 70g lá sài đất khô
– Rửa sạch với nước và để ráo.
– Vò nát, bỏ vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Khi nước sôi được 10 phút thì tắt bếp.
Cách tắm
Pha loãng nước lá sài đất với nước sạch, để nước vẫn còn ấm.
Tắm cho trẻ bằng khăn mềm, không tráng qua nước trắng.
Mẹ tắm nước sài đất cho trẻ bị rôm sảy 1 tuần 3 lần.
4. Bé bị rôm sảy tắm nước lá dâu tằm
Thành phần trong lá dâu tằm chứa các loại vitamin B, C, D, flavonoid, coumarin, sterol và các acid hữu cơ… có tác dụng kháng khuẩn, giảm mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ.
Lá dâu tằm có tính mát, thanh nhiệt giúp giải nhiệt, giảm nóng ngứa mẩn đỏ, phát ban ở trẻ hiệu quả.
Lá dâu tằm có tính mát, thanh nhiệt giúp giảm mẩn đỏ, phát ban ở trẻ (Ảnh minh hoạ)
Cách nấu nước
– Mẹ lấy khoảng 10 – 15 lá dâu tằm vừa tầm (lá không già, không non).
– Rửa sạch, để ráo nước.
– Cho lá vào nồi nấu với khoảng 1,5 lít nước. Đun sôi khoảng 5 phút sau đó tắt bếp.
Cách tắm:
– Pha nước dâu tằm đã nấu với nước trắng, giữa nước vẫn ấm.
– Nhẹ nhàng, tắm massage cho bé.
– Mẹ tắm nước lá dâu tằm cho bé 1 tuần từ 3 – 5 ngày.
5. Bé bị rôm sảy tắm nước lá trà xanh
Lá trà xanh chứa nhiều hoạt chất phenol, tanin, flavonoid, tinh dầu và các axit có tác kháng viêm, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây hại trên da bé. Ngoài ra, hợp chất EGCG có tác dụng chống oxy giúp kích thích sự tái sinh của các tế bào, tăng khả năng bảo vệ da trước những tác nhân gây hại.
Nước trà xanh trị rôm sảy ở trẻ nhanh, hiệu quả (Ảnh minh họa)
Cách nấu
– 100g lá trà xanh tươi rửa sạch.
– Cho lá trà vào nồi với 2 lít nước, thêm một chút muối. Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Cách tắm
– Mẹ lọc lấy nước trà, bỏ bã pha với nước trắng sạch. Nước vẫn còn ấm.
– Nhẹ nhàng tắm, lau người sạch sẽ cho bé bằng nước trà đã pha và không tráng lại nước trắng.
– Tắm nước trà xanh cho bé tuần 4 – 5 lần.
– Mẹ không dùng lá trà khô tắm cho bé.
6. Trẻ bị rôm sảy tắm nước lá kinh giới
Lá kinh giới chứa các thành phần như tinh dầu, menthol racemic, vitamin C… có tác dụng kháng viêm, giảm rôm sảy, mẩn đỏ hiệu quả.
Trong đông y, lá kinh giới có tính ấm, vị cay có tác dụng điều trị rôm sảy, mẩn, ngứa, mụn nhọt, bệnh da liễu hiệu quả.
Lá kinh giới có tác dụng chống viêm, giảm mẩn đỏ (Ảnh minh hoạ)
Cách nấu nước tắm
– Lấy 1 nắm lá kinh giới tươi (lấy cả phần thân, ngọn non).
– Rửa sạch để ráo nước.
– Cho lá vào nồi nấu với khoảng 2,5 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Cách tắm
– Mẹ bỏ phần lá đã đun, lấy phần nước cốt pha thêm nước trắng.
– Tắm cho trẻ bằng khăn mềm, nhẹ nhàng massage cơ thể cho bé.
– Tắm nước lá kinh giới cho bé tuần từ 3 – 4 lần.
7. Trẻ bị rôm sảy tắm nước rau sam
Thành phần hóa học có trong rau sam như: Vitamin A, C, glucozit, tanin, saponin… có tác dụng kháng viêm, giải độc, chữa rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả.
Theo Đông y, rau sam có tính chất sát, thanh nhiệt, giải độc và cực kỳ lành tính. Nếu trẻ bị rôm sảy, mẹ chỉ cần dùng nấu nước tắm cho bé các mẩn đỏ sẽ giảm nhanh.
Trẻ bị rôm sảy mẹ có thể dùng nước lá rau sam tắm cho bé (Ảnh minh hoạ)
Cách nấu
– Lấy 1 nắm nhỏ rau sam, cả phần rễ.
– Rửa sạch, để ráo nước.
– Cho rau sam vào nồi nấu với 1,5 lít nước và đun sôi 5 phút thì tắt bếp.
Cách tắm
– Mẹ lấy nước cốt rau sam đã nấu, pha với nước trắng để nước vẫn còn ấm.
– Dùng khăn mềm, nhẹ nhàng tắm, lau người sạch sẽ cho bé.
– Tắm tuần từ 3 – 4 lần cho trẻ.
Những trường hợp trẻ không nên tắm nước lá
Mẹ tuyệt đối không tắm nước lá cho những trẻ bị rôm sảy trong các trường hợp sau:
– Da bé bị trầy xước.
– Mụn nước, mẩn đỏ vỡ ra.
– Bé bị viêm da nặng.
– Mẩn đỏ mưng mủ, vỡ ra.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/tre-bi-rom-say-nen-tam-la-gi-nhanh-het-man-do-ngua-ngay-c32a…
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét