"Chuyện yêu" bị ảnh hưởng thế nào nếu bạn stress?

Ảnh minh họa


Ảnh minh họa


Giảm khả năng và hạn chế hưng phấn tình dục: Stress cản trở hoạt động của testosteron vốn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ham muốn tình dục ở đàn ông. Stress làm giảm mức oxytocin ở phụ nữ. Oxytocin là hormon chịu trách nhiệm kích thích hưng phấn tình dục. Ở nhiều người, stress nặng có thể dẫn đến sự suy kiệt, rối loạn cơn đau và rối loạn lo âu. Hệ quả của các chứng bệnh này là mất hứng thú tình dục. Vì vậy, khi thấy giảm ham muốn, giảm tần suất quan hệ tình dục hay có rối loạn về cương dương, cần loại trừ yếu tố stress trước tiên.


Rối loạn cương dương, xuất tinh sớm: Khi bị stress mạn tính, hệ thần kinh bị ức chế, hứng thú và khoái cảm không thể đạt được, các mạch máu và cơ nhẵn của thể hang bị co mạch, máu và oxy không được thu hút để tạo nên cơ chế cương dương. Hơn nữa, stress có ảnh hưởng xấu đến tinh thần, thể chất và cả giấc ngủ. Mất ngủ sẽ giảm sức khỏe, tâm trí không thanh thản, ảnh hưởng lớn đến tình dục. 86% số trường hợp rối loạn giấc ngủ có giảm tần suất quan hệ tình dục hay giảm ham muốn, rối loạn cương. Những rối loạn cương dương không phụ thuộc vào tuổi mà thay đổi theo từng cá thể và cách kiểm soát stress của mỗi người. Trạng thái mạnh yếu về tâm lý và lý trí cũng tỷ lệ thuận với mức độ rối loạn cương. Nhìn chung, có gần 30% nam giới (độ tuổi từ 35 – 50) bị rối loạn cương dương do stress (thường xuyên hay tạm thời).


Tuyến thượng thận tiết ra hormon giữ vai trò quan trọng trong việc làm giảm tình trạng stress. Nếu căng thẳng thường xuyên và kéo dài thì sự điều tiết này bị rối loạn khiến cho tuyến nội tiết không thể kiểm soát dẫn tới chức năng của tạng thận (tạng thận đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể, nhất là hoạt động tình dục) bị suy yếu và khi đó tình trạng yếu sinh lý như di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, hoạt tinh, liệt dương… sẽ xuất hiện.


Giảm khả năng sinh sản: Stress cũng chi phối khả năng sinh con của phụ nữ. Nó có thể tác động đến mức độ các hormon sinh sản như estrogen và progesteron. Những hormon này có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như khả năng làm mẹ của người phụ nữ.


Khó lên đỉnh: Việc sản sinh oxytocin vốn đóng vai trò quan trọng đến việc đạt cực khoái, chịu ảnh hưởng của stress. Do vậy, dù người phụ nữ có rất cố gắng đến mức nào đi nữa, họ cũng sẽ khó đến đỉnh.


Giảm chất lượng tinh trùng: Nam giới bị stress và lo âu sản sinh ra ít tinh dịch hơn đồng thời mật độ và số lượng tinh trùng đều giảm. “Tinh binh” của những người có mức độ lo âu cao nhất cũng nhiều khả năng bị dị dạng và ít hoạt động.


Theo Sức khỏe & đời sống



Theo: Gia đình




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét