Bé trai lọt lòng sống nhờ sữa đi xin, ngóng chờ mẹ thoi thóp trên giường bệnh


Bé Bách (4 tháng tuổi) được mổ bắt thai sớm khi mới được 8 tháng tuổi và sống nhờ sữa đi xin kể từ đó đến nay vì mẹ bé còn đang phải điểu trị căn bệnh u não.



Bé Nguyễn Đình Đăng Bách, 4 tháng tuổi ở thôn Tân Thuận, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh mới lọt lòng mẹ vài tháng song đã phải thiếu hơi ấm và những giọt sữa nóng của mẹ, do mẹ của bé là chị Phạm Thị Tính, (SN 1990) mắc u não ác tính thùy dương phải, phải nằm ở bệnh viện điều trị.


Bầu 8 tháng bệnh u não tái phát, cô giáo trẻ một lúc thực hiện 2 ca mổ cứu cả mẹ và con


Trong câu nói bị nghẹn lại bởi nước mắt, bà Lân – bà nội của Đăng Bách, cho biết chị Tính là con dâu của gia đình, đang làm giáo viên một trường mầm non trong huyện. Năm 2018 khi đang lên lớp giảng dạy, chị Tính bỗng thấy đau ê ẩm ở đầu, bà cứ nghĩ công việc ở trường nhiều dẫn đến áp lực và những đêm thức trắng vì đứa con đầu lòng 5 tuổi khiến con dâu mệt mỏi.


Thế nhưng cơn đau cứ thế một lúc một nặng thêm khiến chị Tính không còn có thể chăm lo cho các em học sinh được nữa. Tạm nghỉ dạy, chị Tính tìm tới bệnh viện để khám bệnh. Nằm điều trị một thời gian ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chị được chẩn đoán một chứng bệnh liên quan đến não, sau đó được chuyển tuyến ra Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.




be trai lot long song nho sua di xin, ngong cho me thoi thop tren giuong benh - 1







Chị Phạm Thị Tính (SN 1990) là giáo viên của một trường mầm non trong huyện.


Tại Hà Nội, cả gia đình cô giáo Tính như chết điếng người khi nghe bác sĩ thông báo chị bị u não thùy dương phải, cần phải mổ gấp. Ca mổ đã được thực hiện ngay sau đó với chi phí hết hơn 300 triệu đồng. Sau ca mổ, sức khỏe chị đã dần trở lại, gia đình hai bên nội ngoại hết sức vui mừng. Chị cũng đã dần trở lại với niềm vui chăm nuôi trẻ của mình.



Chỉ vài tháng sau đó, bà mẹ trẻ hay tin mình mang thai em bé thứ 2. Khi thai được 8 tháng tuổi, chị có dấu hiệu đau đầu trở lại. Bụng mang dạ chửa lại thêm chứng mệt mỏi, đau đầu thường xuyên khiến chị lo lắng như ngồi trên đống lửa.


Nhận thấy tình thế nguy hiểm, chị Tính được gia đình đưa tới bệnh viện kiểm tra, nhận kết quả trên tay, chồng chị thêm một lần nữa lặng người khi biết bệnh của vợ tái phát, cần phải thực hiện gấp các ca phẫu thuật mới có thể cứu được hai mẹ con. Bằng mọi giá phải cứu được vợ con, người chồng đã tức tốc về quê cùng hai bên nội ngoại cầm cố nhà cửa, vay mượn đồng nghiệp của vợ, bà con lối xóm lo kinh phí cho ca phẫu thuật u não ác tính của vợ và cả ca mổ bắt em bé ra khỏi bụng mẹ.


Rất nhanh sau đó, ca mổ được tiến hành. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, ca mổ bắt thai được thực hiện trước, sau đó ít giờ cô giáo Tính lại bước vào ca phẫu thuật u não tái phát. Vài giờ thủ thuật trôi qua, ca mổ kết thúc thành công. Tỉnh lại sau ca mổ, chị Tính đã quên hết đau đớn khi nhìn thấy con trai Nguyễn Đình Đăng Bách mới chào đời nằm bên cạnh.


be trai lot long song nho sua di xin, ngong cho me thoi thop tren giuong benh - 3


Nhìn đứa con thơ theo người thân rời khỏi cửa phòng mà nước mắt mẹ lưng tròng, cô giáo Tính lo lắng nếu bệnh tiến triển nặng sẽ khó có thể được nhìn con thêm một lần nữa.


Những tưởng hai mẹ con sẽ được ở lại bệnh viện cùng nhau, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau ngày lọt lòng, em bé sinh non ổn định sức khỏe được tách mẹ cho về quê, còn mẹ vẫn phải ở lại bệnh viện theo dõi và thực hiện thêm các ca phẫu thuật khác. Nhìn đứa con thơ theo người thân rời khỏi cửa phòng mà nước mắt mẹ lưng tròng, chị Tính lo lắng nếu bệnh tiến triển nặng sẽ khó có thể được nhìn con thêm một lần nữa.


Ở giai đoạn trọng bệnh này, với thuốc duy trì giảm nhẹ cô giáo Tính gần như không có tác dụng mà bắt buộc phải dùng hóa chất liều cao. Trải qua vài đợt hóa trị, truyền nhiều loại hóa chất tiêu diệt hết gần như các tế bào lành, tóc của chị gần như rụng hết. Chứng kiến cảnh tượng mẹ mới sinh con vẫn còn yếu ớt lại phải chịu hàng chục mũi tiêm tuyền đau đớn, nhiều người không thể không chạnh lòng.


Bà nội ngủ ngồi bế cháu còn “đỏ hỏn”


Trở về quê nhà, bé Đăng Bách thiếu hơi ấm và nguồn sữa của mẹ. Bà nội chính là người một tay sớm tối chăm sóc cháu. Những ngày đầu mới từ bệnh viện về nhà, em bé quen bú sữa mẹ nên khi đổi sang sữa công thức bé không chịu nuốt, khóc quấy liên hồi.


Thương cháu bà đi tìm khắp xóm những người mới sinh con để bé Bách bám víu hơi ấm. May mắn có một mẹ mới sinh em bé ở cách nhà bà Lân 7 nhà. Vậy là hành trình hai bà cháu ngày ngày bồng bế nhau đi xin sữa bắt đầu từ đây.


Ròng rã đi lại được 20 ngày thì đợt gió mùa đồng Bắc tràn xuống khu vực miền Trung, cộng thêm mưa rét đường trơn trượt, bà Lân thôi không đưa cháu đến nhà hàng xóm xin sữa được, đành phải ở nhà tập cho uống sữa công thức, những lúc bé ngủ bà lại tức tốc đi khắp nơi xin sữa cấp đông đem về cho cháu.


be trai lot long song nho sua di xin, ngong cho me thoi thop tren giuong benh - 4


Chứng kiến cảnh tượng mẹ mới sinh con vẫn còn yếu ớt lại phải chịu hàng chục mũi tiêm tuyền đau đớn, nhiều người không thể không chạnh lòng và muốn được san sẻ thương yêu tới gia đình.


Giờ đây khi anh Tài (chồng của cô giáo Tính) đang phải ở bệnh viện chăm sóc vợ thì chỉ còn lại 3 bà cháu sớm tối chăm nhau trong căn nhà nhỏ. Bé đầu đã 5 tuổi, hiểu chuyện và nhận thức được việc mẹ mắc bệnh nghiêm trọng đang phải điều trị ở bệnh viện. Biết là vậy nhưng cứ đêm xuống vì nhớ bố mẹ nên bé giấu bà khóc nước mắt ngắn nước mắt dài.


Qua tháng thứ 2, bé Đăng Bách cũng trở nên ngoan hơn, con đã bớt quấy đêm, bà Lân có thể ngả lưng thay vì ngủ ngồi như lúc trước. Những ngày trời trở lạnh, 3 bà cháu chỉ biết đùm bọc nhau trên chiếc giường nhỏ, với hy vọng những khó khăn sớm đi qua.


be trai lot long song nho sua di xin, ngong cho me thoi thop tren giuong benh - 5


Trong khi con trai và con dâu đang ở bệnh viện chăm sóc nhau thì 3 bà cháu nương tựa vào nhau ở quê nhà.


Bà Lân chia sẻ về sức khỏe của con dâu: “Hiện nay con dâu vẫn đang điều trị tích cực ở Hà Nội, từ sau khi mổ bắt con, Tính đã trải qua thêm 2 ca mổ điều trị u ác tính trên đầu”.


Được biết với căn bệnh u não ác tính của cô giáo Tính, dự kiến sẽ còn nhiều đợt truyền xạ hóa chất đang chờ ở phía trước. Sức khỏe của chị vẫn chưa có nhiều tiến triển và ngày đoàn tụ với 2 đứa con trai chắc chắn vẫn còn xa.


Với số tiền cầm cố nhà cửa và vay anh em họ hàng nhưng cũng không thấm vào đâu so với tiền thuốc truyền mỗi ngày, bà Lân lại tiếp tục động viên các con nỗ lực mỗi ngày, chừng nào còn chữa được thì vẫn phải cố, dẫu có phải bán đất cát, nhà cửa.


Chặng đường phía trước chiến đấu với căn bệnh u não ác tính của cô giáo Phạm Thị Tính sẽ là một hành trình dài hơi. Thế nhưng, với bà Lân, chỉ còn phần trăm ít ỏi nào đó có thể mang lại sự sống cho con dâu, bà vẫn quyết tâm không bao giờ bỏ cuộc.




Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:


Gia đình bà Nguyễn Thị Lân ở thôn Tân Thuận, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.


Số điện thoại bà Lân: 0985.732.226


Tài khoản: 0201000724407, chủ tài khoản Nguyễn Văn Tài (chồng chị Tính), Ngân hàng Vietcombank Hà Tĩnh. 


Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/be-trai-lot-long-song-nho-sua-di-xin-ngong-cho-me-thoi-thop-…






Con sinh non 6,5 lạng, mẹ 9X vất vả đi xin sữa để giờ con béo tròn ngấn thịt


Con sinh non 6,5 lạng, mẹ 9X vất vả đi xin sữa để giờ con béo tròn ngấn thịt

Sinh non khi thai nhi với 25 tuần tuổi chỉ nặng 6,5 lạng, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lệ đã trải qua không biết bao nhiêu vất vả suốt 1 năm qua.

Bấm xem >>




Theo Bình An – Ảnh: GĐCC (Khám phá)


Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét