Đối phó với người “độc hại” cần sự thông minh và khéo léo, không để họ làm ảnh hưởng tiêu cực đến ta, biến ta thành người “độc hại”.
Trong xã hội này, luôn tồn tại những người tìm cách chen vào cuộc sống của người khác, thao túng cuộc sống và ảnh hưởng một cách tiêu cực. Đối diện với những người này, nếu không có cách đối phó, bạn không chỉ bị ảnh hưởng xấu mà còn có nguy cơ bị họ biến bạn thành một người “độc hại”. Dưới đây là những cách ứng xử rất khéo léo của người thông minh nhằm đối phó với mẫu người “độc hại”.
1. Phớt lờ những kẻ tìm kiếm sự chú ý
(Ảnh: Internet)
Những người “độc hại” thường có xu hướng lấy được sự chú ý của mọi người bằng mọi giá. Cho dù đó là sinh nhật của người khác, những người “độc hại” cũng không ngần ngại tìm cách để biến đó thành bữa tiệc của mình. Họ có thể nói lớn hơn, làm một vài hành động khác thường hay bất kỳ thứ gì khác cho đến khi mình thành tâm điểm của sự chú ý.
Trong tình huống này, cách tốt nhất là hãy ít chú ý hoặc không để ý đến người đó. Hãy dành thời gian thưởng thức bữa tiệc với những người kínd đáo, lịch sự hơn.
2. Không tin, không chia sẻ bí mật với những kẻ hay đưa chuyện
Những người “độc hại” sẽ chia sẻ những bí mật thầm kín với người khác chỉ để ra vẻ thú vị trong giây lát. Họ làm cách này để lấy được lòng tin của bạn, moi thông tin hay những câu chuyện bí mật cá nhân. Đừng lầm tưởng rằng họ tìm đến bạn chia sẻ là vì họ thích bạn. Những câu chuyện bí mật của bạn sẽ sớm bị họ đưa ra để bàn tán, mổ xẻ sau lưng mà thôi.
3. Tránh những người thích điều khiển người khác
Những người hay thao túng sẽ chỉ khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực. Những người có xu hướng điều khiển người khác thường hiếm khi thay đổi được nên tốt nhất bạn hãy tránh họ là hơn.
Để biết được ai là người mình nên tránh thì hãy biết các dấu hiệu để nhận ra người thích thao túng. Hãy nghĩ xem bạn có thấy mình thường xuyên có những cảm xúc mạnh hay bất ổn khi ở bên những người đó, ví dụ như tức giận, cáu bẳn, buồn bã hoặc cảm giác kém cỏi. Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại như vậy chưa? Bạn có thấy nghi ngờ rằng mình đang bị điều khiển? Nếu đúng thì rất có thể người đó đang chơi đùa với cảm xúc của bạn và tốt nhất là bạn nên tránh những người như vậy.
4. Để cho kẻ nói dối tự mắc sai lầm
Những người “độc hại” có xu hướng nói dối rất nhiều. Họ không chỉ nói dối với người khác mà còn cả với chính bản thân mình. Họ sẽ thực hiện những hành động để tự thuyết phục chính mình rằng những điều họ đang nói dối là thật.
Không may rằng những lời nói dối rất khó để giữ, cây kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lộ ra. Để nói sự thật thì khá dễ nhưng để theo được một câu chuyện hoàn toàn bịa đặt thì rất khó để không xảy ra sơ hở. Theo thời gian, những kẻ nói dối cuối cùng sẽ tự phơi bày bộ mặt bằng việc phủ nhận chính bản thân mình qua những lời nói dối khác.
5. Tránh tham gia vào những vở kịch thù oán
(Ảnh: Internet)
Hầu hết mọi người chỉ muốn giữ cuộc tranh luận trong phạm vi mình và người đang tranh luận cùng. Tuy nhiên, những người “độc hại” lại không như vậy, họ thích phơi bày sự xấu xí nơi đông người và khi tranh cãi nổ ra, họ luôn muốn mọi người chia bè kết phái.
Trong tình huống này, vấn đề quan trọng không phải bạn có là người trong cuộc của sự tranh cãi hay có biết những người đang tranh cãi đó không, người “độc hại” sẽ luôn tìm cách kéo bạn vào và không để bạn đứng ở thế trung lập.
Hãy nhớ 6 từ có thể cứu bạn ra khỏi việc bị vướng vào những chuyện bé xé ra to, vở kịch thù oán đó là: “Nó chẳng liên quan đến tôi”.
6. Yêu cầu câu trả lời thẳng thắn
Những người “độc hại” thường lươn lẹo, tìm cách trả lời câu hỏi mà bạn đưa ra một cách mơ hồ, vòng vo, không chính xác và dễ gây hiểu lầm. Độ vòng vo để lách khỏi sự thật trong câu trả lời của người “độc hại” khiến người ta phải ngỡ ngàng.
Cách để bạn ngăn chặn ngay được việc này là hãy đưa ra những câu hỏi một cách chặt chẽ để người trả lời buộc phải làm rõ ý mình bằng câu trả lời có hoặc không. Đừng mất thời gian để chơi trò “rồng rắn lên mây” với họ.
7. Không bị đánh lừa bởi sự tử tế giả tạo
Có một câu cổ ngữ của người châu Phi là “hãy cẩn trọng khi một người đàn ông khoả thân đưa cho bạn chiếc áo”. Điều này không có nghĩa là hoàn toàn không thể có những người tốt sẵn sàng cho người khác thứ bản thân họ cũng đang rất cần. Tuy nhiên số này là không nhiều và dù sao, cẩn trọng vẫn hơn.
Những người “độc hại” sẽ thường cố gắng chiếm cảm tình để điều khiển suy nghĩ người khác bằng cách để bạn đắm chìm trong những lời khen ngợi có cánh. Họ làm điều này bởi vì họ đang muốn thứ gì đó từ bạn hoặc bạn là một mối đe dọa với họ.
Chỉ với một chút tinh ý, bạn có thể nhận ra liệu sự tử tế đó có xuất phát từ lòng tốt hay chỉ là giả tạo. Hãy để ý cách người đó cư xử với những người nhân viên bán hàng, cô lao công hay với người lạ. Đừng để bị lừa bởi sự giả tạo mà cho rằng họ thích bạn. Họ chỉ đang cố để lợi dụng bạn mà thôi.
8. Kiểm soát được cảm xúc của bản thân
(Ảnh: Internet)
Những người “độc hại” sẽ cố điều khiển cảm xúc của người khác để tạo nên nhóm người phù hợp và hướng đến đạt mục đích của họ. Để tránh điều này, những người thông minh sẽ đảm bảo rằng họ ý thức được cảm xúc của mình. Khi đứng trước một sự việc, hãy bình tĩnh nhìn nhận nguyên nhân gốc rễ vì sao mình lại cảm thấy như vậy và chắc chắn một điều rằng mình là người làm chủ cảm xúc của chính mình.
Khi xảy ra mâu thuẫn hay ý kiến trái chiều trong buổi bàn tán, thương thảo, lựa chọn tốt hơn là viết những gì mình muốn ra giấy thay vì nói luôn ra. Điều này giúp bạn dễ kiểm soát cảm xúc của mình hơn, tránh được việc giận quá mất khôn.
9. Họ tập trung vào giải pháp thay vì vấn đề
Những người “độc hại” thường là những người đầu tiên đi đổ lỗi khi có chuyện xảy ra. Họ làm thế để tránh việc phải sửa chữa sai lầm.
Những người thông minh sẽ phá vỡ khả năng của người “độc hại” bằng cách tìm ra giải pháp cho vấn đề, thay vì chỉ tập trung vào phần lỗi lầm. Họ sẽ giúp giải quyết dù họ có phần trong đó hay không.
Nguồn: http://khampha.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/10-cach-nguoi-thong-minh-doi-pho-voi-nguoi-doc-hai…
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét