Đối với trẻ 8 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ thì bé rất cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn khác nhau. Chính vì vậy mà cha mẹ phải chú ý tới thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng để có thể giúp con phát triển khỏe mạnh.
1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi
– Mỗi ngày, trẻ 8 tháng tuổi cần được cung cấp tối thiểu 500ml sữa cùng với 3 bữa bột (hoặc cháo rây). Ngoài ra, bé phải được đáp ứng đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là: protein, glucid, lipid, vitamin và khoáng chất…
– Vào thời điểm này, bữa ăn chính của trẻ là bữa ăn dặm và ăn đan xen nhiều bữa phụ. Có thể cho bé ăn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa để làm bữa ăn phụ như: sữa chua, phô mai, váng sữa…
– Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và thịt xay để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
2. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho trẻ
– Thay đổi thực đơn thường xuyên: để trẻ không bị có cảm giác chán ăn, lười ăn thì thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần phải thường xuyên được thay đổi, nhằm kích thích vị giác. Có như vậy thì trẻ mới ăn ngon và phát triển toàn diện.
– Không cho bé ăn quá nhiều đạm: Nếu trong khẩu phần ăn của bé có quá nhiều đạm thì sẽ dễ gây ra những vấn đề như: táo bón, đau bụng, khó tiêu, gây áp lực lớn đến thận và gan… Đối với trẻ 8 tháng tuổi thì sẽ cần khoảng 25-30g chất đạm.
– Không lạm dụng việc xay nhuyễn thức ăn: vì khi bé đã 8 tháng tuổi thì đã có khả năng ăn thô nhiều hơn. Nếu vẫn còn tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn quá nhuyễn thì bé sẽ nuốt chửng, không biết cách nhai thức ăn và không cảm nhận được mùi vị.
– Không hâm cháo nhiều lần: nếu thức ăn hâm lại quá nhiều lần sẽ khiến cho mùi vị của món ăn kém hấp dẫn, các chất dinh dưỡng mất đi hoặc chuyển sang có hại. Vì thế nên khi nấu cần tính liều lượng sao cho vừa đủ bé ăn, không bị thừa.
3. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng
Vào thời điểm này, thức ăn chủ yếu của trẻ vẫn là sữa mẹ (hoặc sữa công thức), các chế phẩm từ sữa và cháo nấu nhuyễn. Dưới đây là một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng trong 1 tuần mà phụ huynh có thể tham khảo:
Như vậy, theo thực đơn ở trên, mỗi ngày trẻ sẽ có 8 bữa ăn, trong đó có 4 bữa là sữa mẹ (hoặc sữa công thức), 3 bữa cháo và 1 bữa trái cây mềm. Bình thường mỗi bữa sẽ cách nhau hai tiếng, vì vậy mà không nên cho trẻ ăn quá no, sẽ dễ bị nôn trớ.
4. Cách nấu một số món ăn dặm cho trẻ 8 tháng
* Cháo thịt bò súp lơ
Nguyên liệu cần có:
Thịt bò, gạo tẻ, súp lơ xanh, nước, muối
Cách nấu cháo súp lơ thịt bò:
– Ninh cháo nhừ trên lửa nhỏ.
– Rửa sạch thịt bò, cho vào máy xay nhuyễn, mịn (có thể hấp trước rồi xay).
– Súp lơ xanh sau khi rửa sạch đem băm nhỏ.
– Khi cháo chín, đổ hỗn hợp thịt bò và súp lơ vào nấu, khuấy đều. Tiếp tục đun từ 3-5 phút là chín.
* Cháo thịt gà bí đỏ phô mai
Nguyên liệu cần có:
Thịt ức gà (bỏ da), gạo tẻ, bí đỏ, phô mai, nước, muối, rau thơm
Cách nấu cháo thịt gà bí đỏ phô mai:
– Ninh cháo cho thật nhừ.
– Bí đỏ sau khi rửa sạch thì thái thành miếng nhỏ cho vào nấu cùng cháo. Khi bí đỏ chín, dùng thìa tán nhuyễn.
– Rửa sạch thịt gà rồi giã nhuyễn hoặc xay mịn. Tiếp đến cho thịt vào nấu cùng cháo.
– Khi các nguyên liệu đã gần chín thì bỏ thêm phô mai và chút muối, đun tiếp trong khoảng 1 phút là được. Có thể cho thêm một ít rau thơm băm nhỏ để giúp bé ăn ngon miệng hơn.
* Cháo trứng gà khoai lang
Nguyên liệu cần có:
Trứng gà, khoai lang, gạo tẻ, sữa tươi, gia vị
Cách nấu cháo trứng gà khoai lang:
– Ninh cháo bằng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian.
– Rửa sạch khoai lang, đem hấp chín, nghiền nhuyễn. Tiếp đến trộn khoai lang còn nóng với sữa tươi.
– Đun cháo trên bếp và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Sau đó cho khoai lang vào khuấy đều cho đến khi cháo và khoai lang quyện với nhau thì cho lòng đỏ trứng vào. Tiếp tục đun trên lửa nhỏ từ 1-2 phút là có thể múc ra cho bé ăn.
* Cháo cua khoai mỡ
Nguyên liệu cần có:
Thịt cua tươi, mỡ heo, thịt heo nạc, khoai mỡ, hành, ngò gai, gia vị
Cách nấu cháo cua khoai mỡ:
– Cắt nhỏ mỡ heo và thịt heo nạc, cho vào cùng với thịt cua xay mịn. Tiếp đến cho một chút gia vị và để trong 15 phút.
– Gọt vỏ khoai mỡ, nạo nhuyễn.
– Nấu sôi nước rồi viên từng viên chả cua nhỏ thả vào. Khi nào các viên chả cua nổi lên thì vớt ra. Cho khoai mỡ vào và nấu thành cháo sệt.
– Đợi cho cháo sôi thì cho chả cua vào nấu lẫn, đến khi sôi là được. Múc ra tô nhỏ và rắc hành, ngò gai cắt nhuyễn lên trên.
* Cháo tôm bí xanh
Nguyên liệu cần có:
Gạo tẻ, tôm tươi, bí xanh, hành tỏi băm, hành lá, rau mùi tàu, muối, dầu ăn
Cách nấu cháo tôm bí xanh:
– Tôm tươi đem rửa sạch, lột vỏ, bỏ đi chỉ đen rồi băm nhỏ.
– Gọt vỏ bí đao, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng.
– Nhặt rửa sạch hành lá, mùi tàu rồi thái nhỏ.
– Phi thơm hành tỏi băm trên nồi rồi cho phần vỏ tôm vào nấu sôi để lấy nước dùng.
– Đợi đến khi nước dùng sôi thì vớt bỏ bọt và vỏ tôm. Đổ gạo vào ninh cháo trên lửa nhỏ. Khi cháo sôi thì cho bí xanh vào nấu đến khi chín mềm.
– Tiếp đến, cho phần thịt tôm vào và nấu đến khi cháo chín sôi trở lại. Thêm một chút nước mắm cho vừa ăn và cho hành lá thái nhỏ vào.
– Múc cháo ra bát rồi cho dầu ăn vào trộn đều, cho bé ăn khi nóng.
Hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp cung cấp cho cha mẹ những kiến thức hữu ích trong việc xây dựng thực đơn, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/thuc-don-an-dam-cho-be-8-thang-tuoi-dam-bao-day-du-dinh-duon…
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét