Sốt xuất huyết có thể dẫn đến tử vong nếu phát hiện muộn, bệnh đã nặng. Mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em như: Sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, nổi mẩn đỏ… để đưa bé đến bệnh viện khám chữa bệnh trước khi bệnh diễn biến xấu, khó chữa trị.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sỹ, Bác sỹ Đinh Thạc – Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh). |
Thạc sỹ, Bác sỹ Đinh Thạc – Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Thành phố Hồ Chí Minh). |
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, do muỗi bị nhiễm virus Dengue gây ra. Loại virus này xâm nhập vào cơ thể người qua những vết muỗi chích (con muỗi nhiễm bệnh).
Sau 4- 6 ngày bị muỗi chích, bé bắt đầu phát bệnh với một số triệu chứng như: Sốt cao, các đốm đỏ xuất huyết dưới da, mệt mỏi. Bạn cần đưa con đến bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm sớm.
1. Những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em
Bệnh này ở trẻ thường có những dấu hiệu, chuyển biến khác nhau theo từng giai đoạn bệnh mới nhẹ, nặng và đang phục hồi. Mẹ có thể nhận biết chính xác bé yêu đang bị sốt xuất huyết ở giai đoạn nào và đưa bé đi viện sớm, kịp thời.
Giai đoạn 1: Ủ bệnh
Giai đoạn này, bệnh đã phát với những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em rõ ràng, mẹ có thể nhận biết như:
Với trẻ sơ sinh:
– Sốt cao đột ngột, liên tục, sốt trên 38 độ C
– Quấy khóc nhiều
– Không bú, chán ăn
– Buồn nôn, nôn trớ liên tục
– Xuất hiện những đốm đỏ nhỏ, nhiều ở dưới da
– Chảy máu chân răng
– Mệt mỏi, khó chịu
Muỗi bị nhiễm virus Dengue chích là nguyên nhân trẻ bị sốt xuất huyết (Ảnh Internet)
Với những bé lớn hơn sẽ có thêm các dấu hiệu khác như:
– Nhức đầu
– Đau hai hốc mắt
– Đau nhức khắp cơ thể, xương khớp
– Đi ngoài ra máu
Giai đoạn 2: Khởi phát
Đây là giai đoạn bệnh đã nặng, cực kỳ nguy hiểm, có những chuyển biến xấu. Lúc này virus đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của trẻ, số lượng tiểu cầu, bạch cầu giảm đáng kể. Lúc này những dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em rõ ràng hơn, cụ thể như:
– Đỏ bừng mặt
– Tiểu ra máu
– Chảy máu mũi
– Tụt huyết áp
– Toàn thân lạnh
– Tiểu ít
– Mệt mỏi, vật vã, bứt rứt
– Mắt lờ đờ
– Sưng phù ở vùng bụng (Do dịch tràn vào phổi)
– Mi mắt phù nề
– Gan to bất thường
– Xuất huyết nghiêm trọng
– Xuất hiện các mảng bầm tím dưới da
– Da sung huyết
– Đau nhức cơ, đau khớp
– Đau đầu
Trong một số trường hợp, trẻ có thể kèm đau họng, viêm kết mạc mắt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không đặc hiệu, không thể phân biệt với nhiễm các loại virus khác.
Trường hợp nguy cấp, nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng và trụy tim mạch dẫn đến tử vong.
Hình ảnh trẻ bị sốt xuất huyết với các đốm nhỏ dưới da (Ảnh Internet)
Mẹ lưu ý:
Không phải cứ sốt xuất huyết là có biểu hiện xuất huyết, nhiều trẻ bị bệnh này nhưng không có dấu hiệu sốt xuất huyết.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh làm trẻ bị sốc với các dấu hiệu: Tụt huyết áp, nhiệt độ cơ thể giảm, suy giảm trí nhớ.
Ở giai đoạn này, xét nghiệm máu cho kết quả tiểu cầu giảm mạnh dưới 100.000/mm3, trường hợp giảm sâu hơn bé có thể bị đông máu, nguy kịch.
Giai đoạn 3: Phục hồi
Trẻ đã được điều trị, qua giai đoạn nguy hiểm thì bé cần khoảng 48 – 72h để phục hồi. Mẹ sẽ nhận thấy rõ các dấu hiệu phục hồi ở bé như:
– Hết sốt
– Thèm ăn
– Khát nước
– Huyết áp ổn định
– Đi tiểu nhiều hơn
– Số lượng bạch cầu, bạch cầu tăng lên (Khi làm xét nghiệm)
2. Nguyên nhân trẻ bị sốt xuất huyết
– Trẻ bị muỗi vằn nhiễm virus Dengue chích và gây bệnh.
– Trẻ hay nô đùa trong các góc tối, khuất như: Gầm giường, gầm tủ, gầm ghế… – nơi muỗi trú ngủ, tập chung nhiều.
– Sức đề kháng của trẻ yếu.
3. Sốt xuất huyết ở trẻ kéo dài bao lâu?
Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ bắt đầu sau khoảng 4 – 10 ngày kể từ khi bị muỗi nhiễm bệnh chích. Thường kéo dài trong khoảng 2 – 7 ngày, tùy tình trạng bệnh và được điều trị kịp thời hay không.
Ở từng giai đoạn sẽ có thời gian phát bệnh và kéo dài như sau:
– Giai đoạn khởi phát: Khoảng 3 ngày từ ngày phát bệnh.
– Giai đoạn nguy hiểm: Bệnh diễn tiến từ ngày thứ 3 – ngày thứ 6 sau khi đã phát bệnh. Thời gian kéo dài bao nhiêu còn phụ thuộc vào việc trẻ có được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh.
– Giai đoạn phục hồi: Sau 2 -3 ngày kể từ khi giai đoạn nguy hiểm kết thúc.
Trẻ sốt cao, liên tục, lờ đờ mẹ nên đưa bé đi bệnh viện ngay (Ảnh internet)
4. Các phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm
Khi thấy các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em, bố mẹ nên đưa con đến viện để kiểm tra và làm xét nghiệm sớm nhất có thể.
Phương pháp xét nghiệm máu để chẩn đoán trẻ có bị sốt xuất huyết hay không là phương pháp tối ưu, cho kết quả nhanh, chính xác nhất. Nếu kết quả:
– Dương tính: Bé đã nhiễm virus dengue (sốt xuất huyết) trong máu.
– Âm tính: Bé chưa bị sốt xuất huyết hoặc tỷ lệ virus không máu chưa đủ để phát hiện. Tuy nhiên nếu trẻ có những dấu hiệu sốt xuất huyết mẹ nên trao đổi với bác sĩ để kiểm tra lại và có cách điều trị bệnh phù hợp.
5. Cách điều trị và chăm sóc trẻ
Khi phát hiện các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em, bố mẹ cần lập tực đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chẩn đoán. Dựa vào mức độ bé mắc bệnh này nhẹ hay nặng bác sĩ sẽ chỉ định bé phải nằm viện điều trị hay điều trị tại nhà.
Trường hợp nhẹ bé có thể điều trị tại nhà, mẹ cần làm những việc sau:
– Khi trẻ sốt từ 38,5 – 390C cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần.
– Cha mẹ cũng có thể lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật cho trẻ, nhất là trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật trước đây.
– Bổ sung chất điện giải cho bé bằng cách cho bé uống nhiều nước: Nước sôi để nguội, oresol, nước ép trái cây, cháo loãng pha với muối….
– Để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn tại nhà, tránh vận động.
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn cháo loãng để bé dễ tiêu, đủ chất dinh dưỡng.
Lưu ý: Mẹ không nên cho uống nước và thực phẩm có màu sẫm.
– Mẹ cần đưa bé đến viện tái khám theo lịch hẹn và chăm sóc, thực hiện các cách điều trị bệnh cho con theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự chữa trị cho bé bằng thuốc hoặc mẹo.
– Phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.
Mẹ nên cho bé uống nước cam để bù nước, giảm sốt (Ảnh internet)
6. Cách phòng ngừa trẻ bị sốt xuất huyết
Để ngăn chặn nguy cơ trẻ bị bệnh này, các mẹ nên áp dụng các cách phòng ngừa sau đây:
Cách ngăn ngừa muỗi đốt trẻ:
– Để trẻ ngủ trong màn, kéo rèm bất cứ lúc nào trong ngày.
– Mặc quần áo dài tay cho trẻ.
– Sử dụng vợt muỗi, nhang đuổi muỗi, kem chống muỗi.
– Tránh cho trẻ chơi gần nơi nhiều cây cối rậm rạp, góc khuất, có nước đọng, nơi ẩm thấp.
Tiêu diệt muỗi bằng cách:
– Phun thuốc diệt muỗi
– Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ.
– Vệ sinh các vật dụng chứa nước hàng tuần, úp chúng xuống khi chưa hoặc không sử dụng tới.
– Đậy kín các dụng cụ chứa nước, không để muỗi xâm nhập vào đẻ trứng.
– Thả cá vào vật dụng chứa nước để chúng ăn hết muỗi, lăng quăng, bọ gậy.
– Thu gom, vứt bỏ những vật dụng, phế liệu không dùng tới, đã vỡ hỏng như: Vỏ quả dừa, ống bơ, mảnh chai lọ vỡ, lốp xe, vỏ xe cũ…
– Thay nước bình hoa liên tụcng, hoặc đổ nước đi khi không cắm hoa.
– Bỏ muối, dầu vào bát nước kê chân chạn tủ đựng bát đũa.
Khi thấy các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em, bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời, tránh để bé ở giai đoạn nguy hiểm rất khó chữa và dẫn đến tử vong.
Bố mẹ hãy bảo vệ con yêu bằng các biện pháp ngăn ngừa muỗi chích, giảm thiểu nguy cơ trẻ bị sốt xuất huyết.
7. Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây
– Không nên cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
– Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen vì có thể gây chảy máu dạ dày.
– Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi, xá xị… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ
– Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện, vì đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng và kéo dài, dễ gây phù nề, suy tim nặng… khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống được trẻ.
8. Những dấu hiệu cảnh báo trẻ cần phải được nhập viện
Từ ngày thứ 3 – ngày thứ 7 của bệnh trẻ bắt đầu hạ sốt khoảng 37,5 – 38oC hoặc thấp hơn, một số bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sau đây:
– Trẻ ói mửa nhiều; đau bụng.
– Bứt rứt; quấy khóc; lừ đừ; li bì; tay chân nhớp lạnh, tím, vã mồ hôi.
– Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu phân đen.
Nếu phát hiện trẻ có một trong những dấu hiệu trên thì cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/dau-hieu-sot-xuat-huyet-o-tre-em-theo-giai-doan-benh-c32a752…
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét