3 bộ phận nhạy cảm mẹ bầu không vệ sinh cẩn thận dễ động thai, mất con



Việc giữ vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng khi mang thai và sau khi sinh. Nguyên nhân là do giữ vệ sinh kém có thể khiến mẹ bầu có nguy cơ tiếp xúc với nhiều chất bẩn và vi khuẩn, từ đó khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch lúc này không còn khỏe mạnh như trước. Một số căn bệnh nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây động thai hoặc khiến thai bị dị tật.


Ngoài vi khuẩn, bất kỳ loại hóa chất hay chất độc hại nào nếu xâm nhập vào bên trong cũng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ bầu cần phải cận trọng khi vệ sinh hàng ngày, đặc biệt là ở 3 bộ phận khá nhạy cảm dưới đây:


Vùng ngực





3 bo phan nhay cam me bau khong ve sinh can than de dong thai, mat con - 1







Vệ sinh và chăm sóc vùng ngực khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu tránh bị viêm tuyến sữa, tắc ống sữa. (Ảnh minh họa)


Trong khoảng thời gian mang thai, vùng ngực sẽ có nhiều thay đổi chẳng hạn như đầu ti sẽ sẫm màu hơn, ngực lớn hơn và thậm chí nhiều người còn có cảm giác đau, căng tức khi chạm vào. Đây là hiện tượng bình thường do lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu tăng lên.


Việc chăm sóc và vệ sinh vùng ngực trong thời gian mang thai có thể giúp mẹ bầu tránh bị viêm tuyến sữa, tắc ống sữa, áp xe, bại huyệt. Các chị em hãy dùng nước ấm lau rửa nhẹ nhàng, tuyệt đối không chà xát mạnh và kích thích đầu ngực vì điều này có thể tạo nên những cơn co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chọn những chiếc áo ngực có độ co giãn thoải mái để không chèn ép đầu ngực.



Vùng rốn


3 bo phan nhay cam me bau khong ve sinh can than de dong thai, mat con - 3


Chà xát mạnh bạo ở vùng rốn có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. (Ảnh minh họa)


Trên rốn có một huyệt vị gọi là huyệt Thần Khuyết, thực hiện nhiệm vụ liên kết các tĩnh mạch, ngũ quan, lục phủ ngũ tạng và tứ chi trên cơ thể. Với phụ nữ mang thai, rốn còn liên kết trực tiếp với thai nhi nên việc vệ sinh vùng rốn càng quan trọng hơn so với người bình thường.


Để vệ sinh vùng rốn, nhiều mẹ bầu thường dùng tay để móc các chất bẩn từ rốn ra ngoài. Thế nhưng, đây là một cách chăm sóc rốn sai lầm có thể làm gia tăng khả năng da bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào bên trong. Thậm chí, cách vệ sinh này còn có thể gây tác động mạnh ở vùng bụng, dễ khiến mẹ bị sinh non, sảy thai.


Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để mẹ bầu vệ sinh vùng rốn là dùng tăm bông nhúng nước và nhẹ nhàng làm sạch. Tránh tuyệt đối việc dùng tay móc, kéo chất bẩn ra ngoài hoặc chà xát mạnh bạo ở vùng rốn để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.


Vùng kín


3 bo phan nhay cam me bau khong ve sinh can than de dong thai, mat con - 4


Khi mang thai, hệ miễn dịch của nữ giới giảm sút nên dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, bệnh phụ khoa do vi khuẩn gây ra. (Ảnh minh họa)


Trong thời gian mang thai, dịch âm đạo của người mẹ sẽ liên tục thay đổi, lúc ra ít nhưng lúc lại tiết ra nhiều, khiến vùng kín có cảm giác ẩm ướt, khó chịu. Điều này là do sự thay đổi của các hormone nội tiết nên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm với hiện tượng này.


Tuy nhiên, nếu dịch âm đạo có một số bất thường như ngứa rát, có mùi hôi tanh hay có màu trắng đục, sủi bọt,… thì có nghĩa là vùng kín đang bị viêm nhiễm hay mắc phải bệnh phụ khoa nào đó. Khi gặp phải tình trạng này, các mẹ không nên chủ quan mà cần tới gặp bác sĩ để thăm khám.


Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, các chị em cần phải rửa sạch vùng kín mỗi ngày bằng nước và lau khô sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh sử dụng xà phòng hoặc các loại dung dịch để thụt rửa âm đạo, vì việc này sẽ làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm dẫn đến sảy thai.


Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/3-bo-phan-nhay-cam-me-bau-khong-ve-sinh-can-than-de-d…






9 bộ phận dễ bị tổn thương, mẹ cần chăm sóc đặc biệt khi mang bầu


9 bộ phận dễ bị tổn thương, mẹ cần chăm sóc đặc biệt khi mang bầu

Mang thai là khoảng thời gian cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Một trong số đó chính là sưng phù một số bộ phận cơ thể.

Bấm xem >>




Xem thêm chủ đề Sổ tay mang thai


Xem thêm các chủ đề HOT khác

  • Mang thai 3-6 tháng




  • Thai nhi 35 tuần




  • Giảm ốm nghén cho bà bầu





Theo Hà Phương (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)


Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét