Đứa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa có sự khác biệt, vào tiểu học sẽ thấy rất rõ


Sau khi nhìn kết quả học tập của hai đứa cháu, mọi người thân trong gia đình mới ngỡ ngàng.



Giấc ngủ trưa rất quan trọng đối với cơ thể của trẻ. Nó như khoảng thời gian nghỉ ngơi của các bộ phận cơ thể để tái tạo năng lượng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cơ thể vào nửa ngày còn lại. Với những đứa trẻ có thói quen ngủ trưa và đứa trẻ không ngủ trưa có khoảng cách rõ rệt khi chúng trưởng thành. Đó là trường hợp của 2 đứa cháu bà Li (Tô Châu, Trung Quốc).


Theo chia sẻ, bà Li có hai đứa cháu gần bằng tuổi nhau, thích chơi với nhau. Vì cha mẹ bận rộn công việc nên hai đứa trẻ được ở với bà là chủ yếu. Bà Li có thói quen ngủ trưa nên bà cũng rèn cho các cháu thói quen này.


Tuy nhiên, một đứa cháu trai thì lúc nào cũng ngoan ngoãn nghe theo lời bà đi ngủ, ngủ ngon lành đến tận lúc bà gọi dậy. Còn bé còn lại thì luôn lẻn ra ngoài chơi lúc bà đã ngủ. Sau một thời gian, cháu trai thích ngủ trưa thường luôn tràn đầy năng lượng sau giấc ngủ ngắn và luôn muốn ngủ thật nhiều vào buổi chiều.




dua tre ngu trua va khong ngu trua co su khac biet, vao tieu hoc se thay rat ro - 1







Khi hai đứa trẻ đến độ tuổi đi học tiểu học thì buộc phải ăn và ngủ trưa tại trường. Đứa trẻ không thích ngủ trưa nhưng không thể trốn ra ngoài bởi cô giáo canh rất kĩ nhưng cũng trằn trọc, không thể ngủ trên giường.


Khi chương trình học tiểu học tăng lên, gia đình bắt đầu nhận thấy sự khác biệt trong quá trình học của hai đứa trẻ.


Cháu trai không thích ngủ trưa luôn bị rối trí vào buổi chiều và bị giáo viên nhắc nhở. Bé thường không nhớ lời cô giáo dặn và luôn mắc lỗi. Đứa trẻ thích ngủ trưa thì học một cách nhanh chóng không chỉ nội dung của nhà trường mà còn các môn năng khiếu khác. Bé thích tìm những cuốn sách hay để tìm hiểu theo sở thích của mình.



Sự khác biệt giữa hai đứa trẻ đã thu hút sự chú ý của gia đình. Họ nhận thấy, quả thực giấc ngủ trưa có hiệu quả cao chăng?


Thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ trưa thực sự có thể làm trí nhớ trẻ được ghi nhớ sâu sắc. Trong các thí nghiệm của nhà khoa học Mỹ, 600 trẻ trong độ tuổi 3-6 đã được cùng xem một bộ thẻ học cùng lúc.


Lúc đầu, trẻ nhớ rất chính xác và có thể nhớ 3/4 nội dung thẻ học. Sau khi cho trẻ đi ngủ vào buổi trưa, các nhà khoa học thực hiện kiểm tra một lần nữa. Những đứa trẻ đã ngủ rõ ràng nhớ được nhiều hơn những đứa trẻ không ngủ, mặc dù độ chính xác cũng giảm nhưng ít nhất chúng còn nhớ được hơn 1 nửa nội dung. Còn những đứa trẻ không ngủ trưa thì chỉ nhớ được 1/3.


dua tre ngu trua va khong ngu trua co su khac biet, vao tieu hoc se thay rat ro - 3


Ngày hôm sau các nhà khoa học đã thử nghiệm lại một lần nữa và những đứa trẻ ngủ trưa vẫn có thể nhớ được hầu hết các nội dung còn những đứa trẻ không ngủ dần mất trí nhớ, và có lẽ chỉ là 1/5.


Thí nghiệm này cho thấy một đứa trẻ ngủ trưa có khả năng ghi nhớ tốt hơn một đứa trẻ không ngủ trưa. Hơn nữa, việc tuân thủ lâu dài với giấc ngủ ngắn có thể giúp cải thiện thể lực của trẻ. Sau khi trẻ ăn trưa, trẻ tự nhiên sẽ kiệt sức dần. Siesta (được tạo ra khi ngủ) có thể điều chỉnh trạng thái tinh thần của trẻ, để trẻ có thể duy trì đủ năng lượng trong buổi học buổi chiều.


Mặc dù siesta có nhiều lợi ích nhưng trẻ em ở các độ tuổi khác nhau cũng có các quy tắc về độ dài của siesta. Giấc ngủ trưa cho bé 1-2 tuổi có thể tỉnh táo một cách tự nhiên, giấc ngủ trưa cho bé 2-3 tuổi tốt nhất là không quá 2 giờ, giấc ngủ trưa cho bé 3-6 tuổi không quá 1,5 giờ. Ngủ quá lâu cũng có thể khiến bé cảm thấy yếu hơn, vì vậy cần sắp xếp thời gian ngủ trưa hợp lý theo độ tuổi của bé.


Trong lúc ngủ trưa, hãy để bé nghỉ ngơi trong một môi trường tương đối yên tĩnh. Hãy kéo rèm cửa để làm mờ ánh sáng trong phòng. Cha mẹ có thể sử dụng âm nhạc nhẹ để cho trẻ ngủ dễ hơn.


Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/dua-tre-ngu-trua-va-khong-ngu-trua-co-su-khac-biet-vao-tieu-…






10 sai lầm cha mẹ thường mắc phá hủy giấc ngủ của trẻ 


10 sai lầm cha mẹ thường mắc “phá hủy” giấc ngủ của trẻ 

Một số bậc cha mẹ thích cho con ngủ trên giường cùng với mình, hy vọng gia tăng sự gắn kết giữa bản thân với con cái.

Bấm xem >>



Theo Chi Chi (Khám phá)


Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét