Tay xách nách mang cả tá đồ ăn về mẹ chồng lại lườm "Đồ ôi, làm gì còn dinh dưỡng", tôi mỉm cười đáp lời khiến bà tâm phục



Tôi vốn sinh ra trong gia đình buôn bán nhỏ lẻ, cũng vì thế từ bé tôi đã được mẹ dạy cho cách tiết kiệm tiền bạc, rồi chi tiêu sao cho hợp lý. Vậy nên tôi 24 tuổi đã có cuốn sổ tiết kiệm lên tới gần 2 trăm triệu trong khi bạn bè còn đang chật vật tìm việc, tìm chỗ làm ổn định.


Thực ra, tôi cũng chẳng phải giỏi giang xuất chúng gì, chẳng qua tôi được thừa hưởng máu kinh doanh từ bố mẹ. Thế nên ngoài thời gian học, làm hành chính là tôi buôn bán đủ thứ. Hơi mệt nhưng đúng là “phi thương bất phú”. Tôi bán ít thôi, nhưng túc tắc mấy năm như thế đã tự mua được xe máy, điện thoại, laptop, máy ảnh và trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Còn tiền lương đi làm tôi gói gọn, gửi tiết kiệm.


Tới khi kết hôn với Quân, mẹ chồng không đồng ý cho ra ngoài sống riêng tôi cũng vui vẻ ở lại. Ngược lại với nhiều người, sau 1 thời gian chung sống tôi cảm thấy chẳng hề đáng sợ hay phiền phức gì, thậm chí tôi hài lòng. Bởi lẽ, tôi có thể tiết kiệm được 1 khoản kha khá tiền phòng, tiền ăn.


Ban đầu, mẹ chồng tôi khá khó tính, bà hay xét nét, bắt tôi phải làm thế này, phải làm thế kia. Việc nấu nướng bữa tối rõ là đã giao cho tôi thì bà cứ mực tôi đi, đằng này bà rảnh quá cứ đứng kè kè đằng sau xem tôi làm như thế nào. Tuy nhiên, tính tôi không để ý lắm những lời bóng gió của mẹ chồng, tôi quan niệm mình làm tốt việc của mình là được. Thế nên nói thật chẳng mấy khi tôi buồn lòng vì bà.


Tuy nhiên, có một chuyện tôi vẫn cảm thấy không thỏa đáng. Đó là việc mẹ chồng đòi cầm hết lương của Quân. Anh trực tiếp ra mặt, tôi cũng nói mà mẹ chồng khăng khăng: “Trước giờ mẹ cầm giúp thằng Quân có vấn đề gì đâu. Con còn trẻ, biết chi tiêu thế nào.”


Và cuối cùng, suốt 3 tháng đầu tôi vẫn chẳng được động vào 1 đồng lương của chồng. Tôi thật sự rất bực bội. 


Quân thì vẫn động viên tôi, luôn dấm dúi đưa vợ những đồng tiền làm ngoài. Cuối cùng tôi quyết định sẽ phải chứng minh cho mẹ chồng thấy mình là người biết căn cơ, tiết kiệm chứ không phải hoang phí.


Tay xách nách mang cả tá đồ ăn về lại mẹ chồng lườm "Đồ ôi, làm gì còn dinh dưỡng", tôi mỉm cười đáp lời khiến bà tâm phục - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)


Tôi ghi chép cẩn thận, xác định những khoản có thể cắt giảm, để ra 1 khoản tiết kiệm ngay từ khi có lương. Thực ra trước tôi vẫn làm như vậy, nhưng giờ tôi muốn làm nghiêm túc hơn cho mẹ chồng thấy.


Mỗi buổi sáng cuối tuần, tôi sẽ cùng Quân đi tới những chợ phiên mua cả lối hành, tỏi, khoai tây, su su, bí ngô, bí đao… (những đồ có thể để được lâu) mang về tích trữ. Việc mua sắm như thế thật sự tiết kiệm được rất nhiều so với hàng ngày tôi đi chợ rồi mua vài nghìn lẻ. Tưởng ít nhưng tích vào thật sự khá tốn kém. 


Một hôm nọ, mẹ chồng nhìn thấy tôi tay xách nách mang rau dưa, củ quả trở về liền xách mé: 


– Anh chị dậy sớm đi khuân hết cả chợ về đấy à? Mua lắm thế làm gì rồi ôi ra.


Tôi giải thích với mẹ chồng rằng như thế giúp tiết kiệm được rất nhiều. Bà vẫn chẳng mấy tin tưởng:


– Mấy thứ đó thì bớt được bao nhiêu. Thôi, con đừng làm tội làm tình thằng Quân nữa.


Tôi liền mỉm cười, mở file ghi chép chi tiêu trong điện thoại ra cho bà nhìn. Lúc này mẹ chồng mới sửng sốt khi thấy tôi quá cẩn thận. Thậm chí, cách tính khoa học, hợp lý khiến mẹ chồng choáng váng.


Sau hôm ấy, mẹ chồng là người chủ động đưa thẻ của Quân cho tôi giữ. Có lẽ bà thật sự tin tưởng vào khả năng vun vén, chăm lo cho gia đình của tôi. 






Nguồn: Afamily




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét